CHƯƠNG VII. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỨC ĂN I. Ủ CHUA (SILÔ - SILAGE) Ủ chua (còn gọi ủ silô hay ủ xanh) là một quá trình làm giảm độ pH đến giá trị mà tại đó thức ăn có thể không bị hư hỏng. Do pH thấp nên khối ủ có mùi vị chua nên người ta gọi là ủ chua. Hiện nay có hai phương pháp ủ chua: Ủ chua axit và ủ chua vi sinh vật. Ủ chua axit là quá trình làm giảm pH nhờ thêm vào trong thức ăn một số axit vô cơ, ví dụ. | CHƯƠNG VII. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỨC ĂN I. Ủ CHUA SILÔ - SILAGE Ủ chua còn gọi ủ silô hay ủ xanh là một quá trình làm giảm độ pH đến giá trị mà tại đó thức ăn có thể không bị hư hỏng. Do pH thấp nên khối ủ có mùi vị chua nên người ta gọi là ủ chua. Hiện nay có hai phương pháp ủ chua Ủ chua axit và ủ chua vi sinh vật. Ủ chua axit là quá trình làm giảm pH nhờ thêm vào trong thức ăn một số axit vô cơ ví dụ axit phôtphoric sulphuric clohydric. hay hữu cơ ví dụ như axit phoocmic propionic. hoặc là kết hợp giưã vô cơ và hữu cơ. Trong khi đó ủ chua vi sinh vật là quá trình làm giảm độ pH khối ủ nhờ vi sinh vật chủ yếu là tồn tại trong tự nhiên trong đó nhóm chính là vi khuẩn lên men lắc tíc. Ủ chua đã được tiến hành khá lâu ở châu Âu nơi có điều kiện thời tiết lạnh và ẩm kéo dài không phù hợp cho phơi khô thức ăn. Hiện nay nhiều nước ở châu Âu châu Mỹ châu Úc áp dụng rộng rãi phương pháp ủ chua làm thức ăn cho gia súc qua vụ đông. Ban đầu ủ chua chỉ tiến hành trên cỏ xanh hòa thảo chủ yếu là cây ngô và cao lương nên có lúc gọi là ủ xanh. Trong thời gian này việc sử dụng axit để làm giảm pH của thức ăn và ưc chế lên men là phổ biến. Sử dụng axit đề làm giảm pH đã tăng hàm lượng chất khoáng và tồn dư một số axit gây độc cho gia súc. Hiện nay ủ chua bằng lên men vi sinh vật được sử dụng rộng rãi vì ít độc hơn sử dụng axit. Trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến ủ chua bằng lên men vi sinh vật. . Vai trò enzyme thực vật trong quá trình ủ chua Ngay sau khi cây cỏ bị cắt rời tế bào thực vật còn sống và quá trình hô hấp xãy ra. Tinh bột và đường bị thủy phân bởi enzyme tế bào thành khí CO2 và nước do đó năng lượng từ thức ăn bị tiêu hao C6H12O6 6O2 6CO2 6H2O 674 kcal Sự thủy phân tinh bột thường xãy ra khi có mặt ôxy trong khối ủ và nhiệt độ tối thích cho quá trình này là 28-370C. Sự mất mát chủ yếu là cacbohydrat dễ tiêu. Để hạn chế quá trình này thì cần phải giảm cung cấp ô-xy càng nhanh càng tốt. Trong cây cỏ protein chiếm khoảng 75-90 tổng lượng nitơ. Sau khi thu hoạch