Tham khảo tài liệu 'phương pháp giáo dục hikarav dạy con thành tài phần 4', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Phương pháp giáo dục thực tiễn của Hirakv Typing httD 12. LÀM GÌ SAU KHI CON MẮC LỖI Không ít người cho rằng nếu con cái mắc khuyết điểm nhỏ có thể không cần phê bình chỉ cần phê bình con khi phạm sai lầm lớn. Theo Giáo sư Hirakv thái độ ứng xử đúng đắn và khoa học lại hoàn toàn ngược lại. Nhớ lại thời học trung học bản thân ông Hirakv cũng từng thể nghiệm qua những điều này. Một lần khi thầy giáo trả bài kiểm tra Hirakv nhận được một điểm số rất thấp. Hirakv vô cùng ngạc nhiên vì Hirakv nhớ rằng bài kiểm tra này mình đã làm rất tốt. Sau khi xem lại toàn bộ bài kiểm tra Hirkv mới biết lý do là vì Hirakv đã làm sai một con tính. Nhận xét về kết quả bài kiểm tra này thầy giáo nói với cả lớp của Hirakv Khi chấm bài thầy thấy các em còn rất cẩu thả. Có bài làm đúng đến quá nửa rồi nhưng lại viết sai đáp số. Nhiều bài làm phạm những lỗi sai không đáng có. Thầy yêu cầu tất cả các em phải sửa chữa ngay những sự cẩu thả này. Bằng không sau này các em sẽ trở thành những người luôn luôn bất cẩn làm việc gì cũng có thể dẫn đến sai lầm vì thói quen cẩu thả của bản thân . Điều thầy giáo của Hirakv muốn khuyên răn các học trò của mình là người ta hay xem thường những sai lầm lặt vặt vì nghĩ rằng nó không mấy tai hại. Thế nhưng cũng chính vì coi thường những cái sai nhỏ mà sau đó người ta đã mắc nhiều lỗi lầm lớn. Chúng ta đều hiểu rằng năng lực phán đoán của trẻ chưa thể chín chắn như người lớn. Đó là vì lý do vì sao bọn trẻ hay mắc lỗi. Song cho dù là trẻ nhỏ chúng vẫn có khả năng phán đoán đúng sai. Nếu mắc phải những sai lầm nghiêm trọng bọn trẻ chắc chắn cũng cảm thấy buồn bã cắn dứt. Nhưng vì năng lực phán đoán này chưa hoàn toàn trưởng thành nên bọn trẻ hầu như không thể tự phân tích đến ngọn nguồn những lý do dẫn đến sai lầm của bản thân. Mặt khác tồn tại một hiện tượng tâm lý phổ biến ở cả người lớn cũng như trẻ em là dẫu biết sai nhưng nếu bị người khách vạch lỗi thì tự nhiên nảy sinh phản cảm thậm chí có tâm lý đẩy cái sai đến chỗ càng sai hơn. Ngay .