Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận, pháp lý và quy định của Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật có liên quan đến tội cưỡng đoạt tài sản. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật, Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới và thực tiễn xét xử tội cưỡng đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 6 năm (2010 - 2015). | Trong những năm vừa qua, hòa cùng xu thế phát triển của xã hội các quyền sở hữu tài sản của công dân ngày càng được quan tâm, chú trọng bảo vệ và được cụ thể hóa trong Chương XIII Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên, bên cạnh đó là sự phát sinh các hành vi vi phạm quyền sở hữu ở các cấp độ và cao nhất là hành vi phạm tội, tác động trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản, gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến tình hình trật tự trị an với hình thức đa dạng, tinh vi, tính chất ngày càng phức tạp, trong đó có các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội cưỡng đoạt tài sản nói riêng đòi hỏi phải có biện pháp phòng ngừa tội phạm kịp thời. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc định tội danh và quyết định hình phạt vẫn còn một vài trường hợp áp dụng không đúng, đánh giá không đầy đủ tính chất, mức độ phạm tội nên dẫn đến việc định tội danh còn thiếu chính xác, hoặc phân hóa trách nhiệm hình sự chưa chính xác, qua đó, ít nhiều đã làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội cưỡng đoạt tài sản nói riêng.