Tinh bột là một trong những nguyên liệu quan trọng đối với lĩnh vực thực phẩm và các ngành công nghiệp khác. Các tinh bột biến tính với các thành phần khác nhau có thể sẽ cho tính kết dính tốt hơn tinh bột tự nhiên. Phốt phát hóa tinh bột sẽ cải thiện khả năng gel hóa, tạo hồ tốt hơn so với tinh bột. Sản phẩm của quá trình này được nghiên cứu ứng dụng làm chất kết dính trong sản xuất sắt xốp. nội dung nghiên cứu. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 309-314 Chế tạo và ứng dụng tinh bột phốt phát làm chất kết dính trong sản xuất sắt xốp Trần Văn Quy1,*, Nguyễn Xuân Huân1, Hoàng Đức Thắng1, Đinh Tạ Tuấn Linh1, Đào Quốc Hùng2, Nguyễn Văn Thanh3, Ngô Anh Dũng1, Nguyễn Mạnh Khải1 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2 Viện Vật liệu xây dựng, 235 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 3 Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Việt Nam, Số 7, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 28 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 7 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Tinh bột là một trong những nguyên liệu quan trọng đối với lĩnh vực thực phẩm và các ngành công nghiệp khác. Các tinh bột biến tính với các thành phần khác nhau có thể sẽ cho tính kết dính tốt hơn tinh bột tự nhiên. Phốt phát hóa tinh bột sẽ cải thiện khả năng gel hóa, tạo hồ tốt hơn so với tinh bột. Sản phẩm của quá trình này được nghiên cứu ứng dụng làm chất kết dính trong sản xuất sắt xốp. Kết quả cho thấy, khi sử dụng chất kết dính chế tạo được với hàm lượng 5% theo khối lượng (SI5), có khả năng kết dính tốt, khả năng tạo hình sản phẩm dễ dàng, quá trình làm khô không làm vỡ viên, hàm lượng hữu cơ trong sản phẩm đã được nhiệt phân hoàn toàn trong quá trình nung nhiệt ở 1000 oC và chất lượng sản phẩm tương đương so với chất kết dính nhập ngoại. Từ khoá: Sắt xốp, tinh bột phốt phát, chất kết dính. 1. Mở đầu∗ nhau trong khi hơi ẩm sẽ bị loại bỏ và tiếp tục kết dính cho đến khi viên quặng được gia nhiệt đủ để chúng có thể thiêu kết với nhau [1,2]. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã công bố về CKD sử dụng cho công nghệ ép viên quặng ở cả thương mại và thử nghiệm [3,4]. Chúng có thể phân thành các nhóm: Đất sét và chất keo khoáng; tinh bột, polyme và sợi hữu cơ; xi măng và vật liệu xi măng; polyme vô cơ; muối và các chất tạo kết tủa. Tuy nhiên, để đáp ứng được các yêu cầu về đặc tính cơ lý, không ảnh hưởng đến