Luận văn có kết cấu nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh trong dạy học thơ trung đại ở nhà trường phổ thông. Chương 2: Một số định hướng phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh trong dạy học thơ trung đại Việt Nam. Chương nghiệm sư phạm. | 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LƢU THỊ THÚY UYÊN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Chuyên nghành: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN Mã số: 60 14 01 11 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN Hà Nội 12/2016 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục con người không bao giờ có thể nóng vội, nó là một con đường lâu dài và không ngừng biến đổi, góp mình vào cuộc trở mình của nền giáo dục quốc gia hiện nay lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học thơ trung đại” là đang định hướng theo những thực tiễn đặt ra như sau: . Từ thực tiễn đổi mới của nền giáo dục quốc gia Thực hiện theo Nghị quyết 29 hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo với quan điểm chỉ đạo:“Đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cần thiết, từ quan điểm, tư tưởng, chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Những quyết định đưa ra của nghị quyết trung ương và Bộ giáo dục đã thúc đẩy nền giáo dục quốc gia phát triển thêm một bước mới, mở ra cơ hội giao lưu, hội nhập với các nước trên thế giới, hướng đến một nền giáo dục hiện đại, đào tạo những con người có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. . Thực tiễn đổi mới phƣơng pháp dạy môn Ngữ văn Thực tiễn dạy học Ngữ văn của chúng ta trong những năm gần đây đã quá lối mòn, dẫn đến tình trạng chán học văn, ngại đọc văn, giáo viên quá quen với cách phân tích, giảng văn từ năm này qua năm khác. Đối tượng trung tâm của giờ học là giáo viên, học sinh chỉ nghe, chép và học thuộc, dẫn đến thực tế học sinh không thích học văn. Trong khi đó Ngữ văn .