Luận văn trình bày một số khái niệm, đặc điểm, vai trò và quy định của bộ luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Nghiên cứu thực trạng thực hiện những quy định của bộ luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Phân tích nguyên nhân hạn chế trong hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. | Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự - Thực trạng và giải pháp Bùi Thị Hồng Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: Hoàng Thị Minh Sơn Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Trình bày một số khái niệm, đặc điểm, vai trò và quy định của bộ luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Nghiên cứu thực trạng thực hiện những quy định của bộ luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Phân tích nguyên nhân hạn chế trong hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Keywords: Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Xét xử Content Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Với đề tài nghiên cứu khoa học của mình, tác giả lựa chọn và làm sáng tỏ một số điều của Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2003 quy định về hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Như vậy, nghiên cứu và làm rõ quy định về hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự là một hoạt động nghiên cứu khoa học luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thực tiễn xét xử vụ án hình sự của ngành Tòa án cũng như hoạt động xây dựng, áp dụng pháp luật hình sự và các ngành luật khác có liên quan. Tính đến thời điểm này, trong khoa học pháp lý không nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề lý luận cơ bản cũng như thực tiễn áp dụng quy phạm pháp luật về hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Các quy định về hoạt động chuẩn bị xét xử vụ án hình sự của Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2003 so với quy định trước đó đã có nhiều điểm mới và cụ thể hơn nhưng vẫn còn một số hạn chế chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thực tiễn xét xử trong quá trình cải cách tư pháp. Đây là một hoạt động nghiên cứu khoa học luật rất có ích, nhất là đối với những người làm công tác thực tiễn. Hoạt động này giúp cho các nhà xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật và đặc biệt hơn cả là đối với những người làm công tác xét xử có quyết định .