Việc giáo dục nói chung luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi thành phần xã hội. Trong bài viết này, người viết muốn đề cập tới thực trạng và những giải pháp để nâng cao hiệu quả kết hợp ba môi trường giáo dục ở trường Đại học Đồng Nai. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 05 - 2017 ISSN 2354-1482 SỰ PHỐI HỢP BA MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI Nguyễn Đức Đổi1 TÓM TẮT Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao. Do đó muốn giáo dục toàn diện cho học sinh, chúng ta phải coi trọng cả giáo dục nhà trường lẫn giáo dục gia đình và xã hội. Nghị quyết Trung ương VIII (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã tiếp tục khẳng định: “Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục nhà trường và xã hội.” Chỉ riêng nhà trường hay chỉ riêng ngành giáo dục thì không thể làm tốt công tác giáo dục được. Hồ Chủ tịch đã nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn.” Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp học sinh phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi thành phần xã hội. Trong bài viết này, người viết muốn đề cập tới thực trạng và những giải pháp để nâng cao hiệu quả kết hợp ba môi trường giáo dục ở trường Đại học Đồng Nai. Từ khóa: Quản lý giáo dục, phối hợp ba môi trường giáo dục, Đại học Đồng Nai quyết sách có ý nghĩa chiến lược là: 1. Đặt vấn đề phát triển giáo dục và đào tạo cùng Trong những năm qua, dưới sự lãnh khoa học công nghệ là quốc sách hàng đạo đúng đắn của Đảng, sự nỗ lực của đầu. Đây chính là nền tảng, là động lực toàn dân, đất nước ta đã không ngừng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, phát triển, đổi mới, vị thế trên trường hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để quốc tế ngày càng cao. phát triển nguồn lực .