Nghệ thuật kiến trúc chạm khắc gỗ ở Nghệ An là một bộ phận đặc trưng của mỹ thuật Nghệ An. Kiến trúc gỗ đình, đền, chùa làng mang giá trị văn hóa độc đáo, thể hiện những giá trị lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của một địa phương. Những đình làng có nghệ thuật kiến trúc chạm khắc tiêu biểu như: đình Hoành Sơn, đình Trung Cần, đình Đông Viên, đình Giáp Đông (Nam Đàn), đình Võ Liệt (Thanh Chương), đình Sừng, đình Trụ Pháp (Yên Thành), đình Cháy, đình Tám Mái, đình Long Ân (Diễn Châu) | HOẠT ĐỘNG KH-CN Nghệ thuật kiến trúc chạm khắc gỗ truyền thống Ở NGHỆ AN II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Thực trạng Do chịu tác động của nhiều yếu tố nên hiện nay các công trình kiến trúc, chạm khắc gỗ ở xứ Nghệ đang đứng trước những vấn đề lớn như: chưa được nghiên cứu, đánh giá, phân loại theo từng giai đoạn lịch sử, để tìm ra được những đặc trưng về loại hình kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc gỗ ở Nghệ An; một số công trình có giá trị, đặc biệt là các công trình không gắn với hoạt động tâm linh, đang bị xuống cấp nghiêm trọng; các công trình kiến trúc nhà cổ của các dân tộc thiểu số ngày càng mai một do phong trào “mua nhà dân tộc làm nhà thành phố” Mỗi năm, nguồn ngân sách trung ương, địa phương và đặc biệt là nguồn xã hội hóa đầu tư cho các dự án tu bổ tôn tạo các di tích ở Nghệ An lên đến hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên có không ít di tích đã bị làm biến dạng, làm mới, mất đi những yếu tố gốc căn bản của những công trình kiến trúc truyền thống với những giá trị mỹ thuật đặc sắc. Điều đó một phần là do các nhà tu bổ, tôn tạo, kể cả những người quản lý không nắm được nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc truyền thống nói chung và Nghệ An nói riêng. Cho nên, vấn đề tu bổ, tôn tạo di tích đang là vấn đề bức xúc, cần tìm ra một lối đi đúng đắn, khoa học để không làm biến dạng hay mất đi những giá trị nghệ thuật mà cha ông ta đã tích lũy qua hàng ngàn năm văn hiến. Tu bổ di tích kiến trúc nghệ thuật không đơn giản là khôi phục lại như mới một công trình kiến trúc cổ, mà là sự tổng hợp của nhiều mặt hoạt động phức tạp có quan hệ qua SỐ 1/2015 n Trần Thị Mỹ Hạnh Trung tâm Bảo tồn Di tích Nghệ An lại rất chặt chẽ như: nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật, quá trình thi công, sản xuất. Công tác tu bổ phải đáp ứng được các yêu cầu: giải phóng, tước bỏ khỏi di tích tất cả các lớp bổ sung xa lạ, gây ảnh hưởng xấu tới các mặt giá trị của di tích; trên cơ sở khoa học đáng tin cậy, khôi phục lại một cách chính xác những yếu tố đã bị thiếu hụt, mất mát trong quá trình tồn tại của di .