Xu thế thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bài viết trình bày xu thế thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, nắm được xu thế thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn sẽ làm căn cứ đánh giá những ảnh hưởng có thể có của các yếu tố đến xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và giúp các cơ quan quản lý đề ra các biện pháp giảm thiểu các tác động bất lợi. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI XU THẾ THAY ĐỔI CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KS. Ngô Mạnh Hà, Nguyễn Văn Nghĩa Cục Quản lý Tài nguyên nước iến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, khu vực và ở Việt Nam do các hoạt động của con người làm phát thải quá mức khí nhà kính vào bầu khí quyển. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Vấn đề BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như lương thực, nước, năng lượng, các vấn đề về an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại. B BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong 1 khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi các yếu tố có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nắm được xu thế thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn sẽ làm căn cứ đánh giá những ảnh hưởng có thể có của các yếu tố đến xâm nhập mặn ở ĐBSCL và giúp các cơ quan quản lý đề ra các biện pháp giảm thiểu các tác động bất lợi. Mở đầu Vùng ĐBSCL là phần hạ lưu giáp biển của sông Mê Công, bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh Long An, Tiền Giang Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Ở ĐBSCL, vào mùa cạn, khi nước từ thượng nguồn về thấp, thủy triều xuất hiện mang nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất và đặc biệt trong bối cảnh BĐKH, mực nước biển có thể dâng cao dẫn đến nguy cơ một phần lớn đồng bằng sẽ bị ngập lụt và nhiễm mặn. 1. Thay đổi của lượng mưa Các kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam được xây dựng và công bố năm 2009 và cập nhật vào năm 2012 theo các kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI). Trong đó kịch bản .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
78    3    1    02-06-2024
80    375    2    02-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.