Bài viết khái quát các ý kiến đi trước về hiện tượng chuyển loại của từ trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó, tác giả tập trung phân tích các đặc trưng về mặt ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ chuyển loại. So sánh từ chuyển loại với từ đồng âm, từ đa nghĩa và đưa ra một số quy tắc chuyển loại cơ bản trong tiếng Việt. | CHUYỂN LOẠI – MỘT PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG VIỆT Trần Hoàng Anh1 Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, bài viết tập trung chứng minh chuyển loại là một phương thức cấu tạo từ ngữ trong tiếng Việt. Bài viết khái quát các ý kiến đi trước về hiện tượng chuyển loại của từ trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó, tác giả tập trung phân tích các đặc trưng về mặt ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ chuyển loại. So sánh từ chuyển loại với từ đồng âm, từ đa nghĩa và đưa ra một số quy tắc chuyển loại cơ bản trong tiếng Việt. 1. Giới thiệu Hiện tượng chuyển từ từ loại này sang từ loại khác là một hiện tượng tồn tại điển hình, phổ biến trong các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt. Chúng được xem là một trong những phương thức cấu tạo từ thường gặp. Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, khi phân loại từ theo từ loại, các nhà nghiên cứu cho rằng loại của từ không phải là bất di bất dịch, giữa các loại của từ có một bộ phận chuyển hóa lẫn nhau. Vậy bản chất của chuyển loại là gì? Bên cạnh đó, khi nghiên cứu hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt, chúng ta cần phân biệt hai dạng chuyển loại, đó là chuyển loại bên trong và chuyển loại bên ngoài. Hai dạng này được tạo ra theo hai phương thức khác nhau. Hơn nữa, các từ được tạo ra giữa hai loại đó có đặc điểm khác nhau. Chuyển loại bên ngoài là hiện tượng trong tiếng Việt, các động từ, tính từ có thể chuyển hóa thành danh từ do sự tác động của yếu tố bên ngoài (yếu tố chuyên dùng, yếu tố công cụ ngữ pháp). Ví dụ: Cái đẹp (đẹp là danh từ), nỗi buồn (buồn là danh từ) Đây là hiện tượng mà “mỗi động từ, tính từ trong tiếng Việt có khả năng danh hóa do kết quả của cách thức tri nhận, bởi một danh từ tương ứng bằng cách kết hợp với một chỉ tố ngữ pháp nào đó” [5, ]. Hiện tượng chuyển loại bên ngoài diễn ra gắn với hoạt động giao tiếp, gắn với ngữ cảnh, có tính chất không cố định. Trong phần trình bày tiếp theo, chúng tôi sẽ không bàn nhiều về hiện tượng chuyển loại bên ngoài này. Kiểu chuyển loại thứ hai là .