Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xem xét ảnh hưởng của cảm nhận rủi ro đến thái độ, ý định, và hành vi tiêu dùng thịt lợn tại TP. Hồ Chí Minh dựa trên khung lý thuyết hành động hợp lý trong tình huống giả định có rủi ro thực phẩm xảy ra. | Ảnh hưởng của cảm nhận rủi ro đến thái độ, ý định, và hành vi mua thịt lợn của người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 9, Số 1, 2019 18–30 ẢNH HƯỞNG CỦA CẢM NHẬN RỦI RO ĐẾN THÁI ĐỘ, Ý ĐỊNH, VÀ HÀNH VI MUA THỊT LỢN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Kim Nama*, Ngô Quang Huânb a Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Cao đẳng Công thương TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam b Khoa Quản trị, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: nguyenkimnam@ Lịch sử bài báo Nhận ngày 27 tháng 03 năm 2018 Chỉnh sửa lần 01 ngày 20 tháng 04 năm 2018 | Chỉnh sửa lần 02 ngày 11 tháng 05 năm 2018 Chấp nhận đăng ngày 13 tháng 05 năm 2018 Tóm tắt Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xem xét ảnh hưởng của cảm nhận rủi ro đến thái độ, ý định, và hành vi tiêu dùng thịt lợn tại TP. Hồ Chí Minh dựa trên khung lý thuyết hành động hợp lý trong tình huống giả định có rủi ro thực phẩm xảy ra. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính với một mẫu nghiên cứu thuận tiện gồm 240 người tiêu dùng cho thấy thái độ ảnh hưởng tích cực đến ý định và ý định ảnh hưởng tích cực đến hành vi; Cảm nhận rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến ý định và ảnh hưởng tiêu cựu đến hành vi. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng trong tình huống xảy ra rủi ro an toàn thực phẩm, việc gia tăng thái độ tích cực và cắt giảm cảm nhận rủi ro đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng ý định và hành vi mua thịt lợn của người tiêu dùng. Từ khóa: Cảm nhận rủi ro; Thái độ; Thực phẩm; TRA; Ý định hành vi. Mã số định danh bài báo: Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt Bản quyền © 2019 (Các) Tác giả. Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC-ND 18 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ] THE EFFECTS OF PERCEIVED RISK ON CONSUMER ATTITUDES, INTENTIONS, AND .