Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ của các nhóm nghiên cứu

Bài viết bàn về vai trò của vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của các nhóm nghiên cứu, trong đó có trường hợp các nhóm nghiên cứu mạnh (NNCM) của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). | Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ của các nhóm nghiên cứu 32 VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU Nguyễn Thị Hương Giang1 Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tóm tắt: Ngày nay, hợp tác khoa học được coi là hoạt động rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển khoa học. Sự hợp tác trong khoa học được cho rằng có ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả trong công tác nghiên cứu. Ở cấp độ cơ bản hơn, nó cũng được coi là một phần cơ bản của sự phát triển nguồn vốn nhân lực khoa học. Sự hợp tác trong khoa học được tạo điều kiện thuận lợi thông qua vốn xã hội - một nguồn vốn vô hình được hình thành từ các mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân. Thông qua các hoạt động tương tác giữa các vị trí trong mạng lưới hợp tác, các nhà khoa học tạo ra những cơ hội hợp tác trong tương lai và mang lại giá trị cho cả mạng lưới cũng như cho chính bản thân mình. Bài viết bàn về vai trò của vốn xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của các nhóm nghiên cứu, trong đó có trường hợp các nhóm nghiên cứu mạnh (NNCM) của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Từ khóa: Nguồn lực vô hình; Nhóm nghiên cứu; Khoa học và công nghệ; Vốn xã hội. Mã số: 19013101 1. Mở đầu Vốn xã hội được một nhà nghiên cứu người Mỹ, Lyda Judson Hanifan (1879-1932), đề cập lần đầu tiên vào năm 1916 trong bài báo “The Rural School and Rural Life”2. Trong bài viết này, Hanifan quan niệm vốn xã hội là “những thực thể hữu hình, có tác dụng lên hầu hết hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của con người”. Tuy nhiên, sau đó khái niệm này đã bị lãng quên và lác đác được một số học giả đề cập trong các thập niên 1950, 1960 và 1970. Khái niệm này chỉ thực sự được nhiều người quan tâm sau các công trình nghiên cứu của Bourdieu (1984) (Pierre Bourdieu, 1984; James Coleman, 1990; Robert Putnam, 1995). Dù cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, nhưng các tác giả đều thống nhất cho rằng, vốn xã hội .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
89    281    6    01-05-2024
44    302    1    01-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.