Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nhận thức những vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư phát triển, đánh giá thực trạng quản lý chi vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp thiết thực, hữu hiệu, khả thi góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng trong thời gian tới. | Luận văn thạc sĩ 1 Kinh tế TNTN và Môi trường MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với bất cứ một quốc gia nào muốn nền kinh tế phát triển bền vững thì trước hết Nhà nước luôn luôn phải quan tâm huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng mới cải tạo mở rộng các công trình công nghiệp công trình cơ sở hạ tầng công trình y tế giáo dục phúc lợi công cộng công trình du lịch dịch vụ công trình an ninh quốc phòng theo một quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển kinh tế dài hạn sao cho có hiệu quả cao nhất. Đối với Việt Nam điều đó không phải là ngoại lệ nhất là nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu và trải qua thời gian chiến tranh kéo dài. Đầu tư phát triển đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội là nhân tố quyết định làm thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tốc độ và quy mô tăng đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng GDP hàng năm tăng cường tiềm lực nền kinh tế cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà nước có vai trò chủ đạo dẫn dắt thu hút các nguồn vốn của xã hội vào đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển nói chung và công tác đầu tư xây dựng cơ bản XDCB nói riêng luôn có một vị trí vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước điều đó mọi người đều khẳng định song việc đầu tư xây dựng các công trình sao cho có hiệu quả cao lại càng quan trọng hơn. Bản thân mỗi dự án tự nó không thể hiện hiệu quả cao hay thấp mà chính do con người phải căn cứ vào những đặc điểm riêng có của sản phẩm xây dựng cơ bản để đề ra các giải pháp quản lý đúng đắn hợp lý đồng thời phải thường xuyên hoàn thiện nâng cao các giải pháp quản lý sao cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế ở tất cả các giai đoạn hoạt động đầu tư nhất là trong công tác quản .