Luận văn Thạc sĩ Luật học: Người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

Mục tiêu của đề tài là làm rõ một cách cơ bản và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về người bị hại trong TTHS; phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật TTHS nước ta về người bị hại có so sánh với quy định của luật TTHS một số nước trên thế giới về vấn đề này, đánh giá thực tiễn hoạt động của các cơ quan THTT hình sự ở Việt Nam liên quan đến người bị hại, . | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT THỊNH QUANG THẮNG NGƯỜI BỊ HẠI TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT THỊNH QUANG THẮNG NGƯỜI BỊ HẠI TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành Luật hình sự Mã số 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Ngọc Chí HÀ NỘI 2010 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Người tham gia tố tụng là người có quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của BLTTHS họ tham gia tố tụng nhằm xác định sự thật của vụ án đồng thời nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ liên quan đến hành vi phạm tội. BLTTHS hiện hành có quy định về người tham gia tố tụng thành một chương riêng như Quy định về bị can bị cáo người bị hại người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nguyên đơn dân sự bị đơn dân sự người bào chữa người giám định người làm chứng BLTTHS năm 2003 đã quy định chi tiết cụ thể hơn BLTTHS năm 1988. Trong những người tham gia tố tụng thì có người tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như Bị can bị cáo người bị hại nguyên đơn dân sự bị đơn dân sự người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Có người tham gia tố tụng để giúp đỡ những người có quyền và lợi ích hợp pháp và có người tham gia tố tụng chỉ nhằm giúp CQTHTT để xác định sự thật của vụ án như người giám định người phiên dịch người làm chứng. Hiện nay trong khoa học pháp lý và thực tiễn tố tụng có nhiều cách hiểu khác xác định khác nhau và không đầy đủ về những người bị hại trong TTHS chẳng hạn như trong BLTTHS quy định người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền như người bị hại. Tuy nhiên BLTTHS chưa quy định trường hợp người bị hại bị mất tích người bị hại là người chưa thành niên là người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần thì ai là người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng Hay có những trường hợp người tham gia tố tụng tham 1 gia tố tụng với nhiều tư cách thì xác định tư cách nào là đúng và chính xác thì thực tiễn áp dụng còn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    26    1    02-12-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.