Xây dựng mô hình VACB (vườn, ao, chuồng và khí sinh học) gắn với bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh miền Núi phía Bắc

Bài viết trình bày xây dựng được 3 dạng mô hình và đề xuất được các chính sách hỗ trợ phát triển mô hình VACB liên kết với doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, giảm thiểu chất phát thải ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. | I. Thông tin chung Tên Đề tài Xây dựng mô hình VACB vườn ao chuồng và khí sinh học gắn với bao tiêu tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh miền Núi phía Bắc Thời gian thực hiện Tháng 12 2015 - 12 2016 Cơ quan chủ trì Trung tâm Tư vấn chuyển giao Khoa học công nghệ Kinh Bắc Hội làm vườn Việt Nam Chủ nhiệm đề tài Lê Thị Nhung ĐTDĐ Email 1. Đặt vấn đề VAC là một mô hình thâm canh sinh học cao được triển khai xây dựng tại Việt Nam hơn 30 năm đã đem lại hiệu quả rõ rệt sản phẩm hàng hóa tăng gấp 5-10 lần góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân từ 3 5 lần cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân so với phương thức sản suất cũ. Tuy nhiên theo xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay thì mô hình kinh tế VAC có những nhược điểm như sau - Mô hình VAC cũ là một hệ sinh thái khép kín sản phẩm do người nông dân trồng trọt chăn nuôi được sử dụng để nuôi cá chăn nuôi gia súc gia cầm rồi quay trở lại làm thức ăn cho người. Hơn nữa nhiều sản phẩm của mô hình VAC không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho rau quả cá thịt gia súc gia cầm gây ô nhiễm môi trường tại nhiều địa phương khu vực dân cư. Các phế thải chăn nuôi gia súc thậm chí cả phân người đổ xuống ao nuôi cá làm ô nhiễm nguồn nước phát tán dịch bệnh cho gia súc gia cầm cho con người ngày càng trầm trọng hơn. - Làm kinh tế VAC kiểu cũ là hình thức sản xuất tự túc tự cấp của nông dân với quy mô nhỏ sản phẩm không đồng đều không an toàn sản lượng cung ứng cho thị trường không đủ lớn thiếu đồng bộ về qui cách chất lượng rất khó để thực hiện truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. - Vấn đề ô nhiễm môi trường. Do phát triển mạnh VAC trang trại nhiều hộ nông dân tăng số lượng đàn gia súc từ 5 10 con thành 20 50 con thậm chí có trang trại nuôi hàng trăm con lứa. Các phế thải rắn từ chăn nuôi không được sử lý mà chỉ được thu gom đổ vào hố phân sau chuồng nuôi hoặc đổ xuống ao gần nhà đã gây hôi thối ruồi muỗi nhiều ô nhiễm nguồn nước ao hồ. Một số hộ đã có xây dựng hầm Bioga nhưng do dung tích hầm khi mới xây nhỏ khoảng 7 - 10 m3 khi

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.