Bài viết trình bày khái niệm và đặc điểm của phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông; Ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông; Quy trình xây dựng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông; Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. | SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY MIND MAP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN THỊ HOÀNG UYÊN TRƯƠNG THỊ THU TRANG NGUYỄN THỊ THẢO Khoa Lịch sử 1. MỞ ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ yêu cầu các nước trên thế giới phải tận dụng những thành tựu khoa học vào đời sống kinh tế của mình nhằm phát triển đất nước. Việt Nam đang đi trên con đường phát triển hội nhập với khu vực và thế giới nên cần phải vận dụng tốt hơn nữa những thành tựu đó. Để tận dụng có hiệu quả thành tựu của công nghệ thông tin con người là yếu tố quan trọng nhất. Do đó giáo dục cần phải làm nhiệm vụ tối quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã nhấn mạnh Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều. Rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học tự nghiên cứu cho học sinh 1 tr. 41 . Do đó giáo dục không chỉ thay đổi mục tiêu nội dung mà còn thay đổi cả phương pháp hình thức tổ chức dạy học. Đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh là quan trọng hơn cả. Đáp ứng yêu cầu trên giáo viên lịch sử nói chung giáo viên lịch sử ở trường Trung học phổ thông nói riêng đã tìm tới nhiều phương pháp dạy học mới trong đó được chú ý nhất là Sơ đồ tư duy Mind Map . 2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Sơ đồ tư duy được Tony Buzan phát triển và sử dụng vào đầu thập niên 70 của thế kỉ XX trên cơ sở nghiên cứu về quá trình hoạt động của bộ não người. Có thể nói sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép thông tin bằng cách kết hợp những từ ngữ hình ảnh trực quan có liên quan đến thông tin với cảm giác tư duy tích cực để gợi nhắc thông tin .