Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Lịch sử thăng trầm 120 năm của chủ nghĩa tư bản (1900-2020)" tiếp tục cung cấp cho bạn đọc những nội dung về: chủ nghĩa tư bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods và cuộc khủng hoảng dầu mỏ (1945-1973); chủ nghĩa tư bản thời đại toàn cầu hóa (1973-2000); chủ nghĩa tư bản trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI; . Mời các bạn cùng tham khảo! | 260 260 Chương III CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN SỰ SỤP ĐỔ CỦA HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ BRETTON WOODS VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG DẦU MỎ 1945-1973 K ết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai với thắng lợi của phe Đồng minh và thất bại của phe Trục phát xít đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của nhân loại nói chung cũng như chủ nghĩa tư bản nói riêng. Trật tự thế giới mới được hình thành với sự đối đầu của thế lưỡng cực Yalta đã đẩy thế giới vào cuộc Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên đối lập với tình trạng Chiến tranh lạnh sự phát triển của các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thực sự nóng . Sau khi vượt qua thời kỳ phục hồi kinh tế sau chiến tranh 1945-1950 các nước tư bản bước vào Thời kỳ vàng Golden Age với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong gần một phần tư thế kỷ 1950-1973 . Cùng với sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản và mức tăng trưởng cao của các nước tư bản Tây Âu xu hướng đa trung tâm đã xuất hiện trong tương quan lực lượng giữa các nước tư bản. Chủ nghĩa tư bản từ một trung tâm kinh tế tài chính Mỹ đã phát triển thành ba trung tâm kinh tế tài chính Mỹ Tây Âu Nhật Bản . Tuy nhiên cuộc khủng hoảng năng lượng bùng nổ vào giữa thập niên 1970 đã chấm dứt CHƯƠNG III Phần II Chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 261 261 Thời kỳ vàng và mở ra một thời kỳ mới đầy biến động trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. 1. Chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai . Chủ nghĩa tư bản và Trật tự hai cực Yalta Sau Chiến tranh thế giới thứ hai một trật tự thế giới mới được hình thành theo các thỏa thuận của Hội nghị Yalta tháng 02 1945 nhằm phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc được gọi là Trật tự hai cực Yalta. Theo đó các nước Trung Âu và Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô các nước Tây Âu và Nam Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Anh Mỹ. Nước Đức bị chia cắt thành hai phần Đông Đức và Tây Đức. Liên Xô chiếm đóng phần Đông Đức và Đông Berlin. Quân đội Mỹ Anh Pháp chiếm đóng phần Tây Đức và Tây .