Phân tích bao dữ liệu (DEA) với R

Bài viết "Phân tích bao dữ liệu (DEA) với R" giới thiệu về phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) và cơ sở toán học của phương pháp. Bên cạnh đó, bài viết cung cấp các câu lệnh thực hiện phương pháp DEA trên phần mềm R. Mời các bạn cùng tham khảo! | PHÂN TÍCH BAO DỮ LIỆU DEA VỚI R ThS. Lê Văn Tuấn Bộ môn Toán Đại học Thương mại Tóm tắt Bài viết giới thiệu về phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA và cơ sở toán học của phương pháp. Bên cạnh đó bài viết cung cấp các câu lệnh thực hiện phương pháp DEA trên phần mềm R. Từ khóa DEA phân tích bao dữ liệu phần mềm R rDEA 1. Giới thiệu phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA Phương pháp phân tích bao dữ liệu Data Envelopment Analysis - DEA ra đời từ năm 1978 khởi nguồn từ nghiên cứu của Charnes Cooper và Rhodes tuy nhiên nó lại có xuất phát điểm từ trước đó hơn 20 năm. Năm 1957 Farrell đưa ra ý tưởng áp dụng đường giới hạn khả năng sản xuất Production Possibility Frontier PPF làm tiêu chí đánh giá hiệu quả tương đối giữa các đơn vị Decision Making Units - DMU chẳng hạn công ty đại lý trường học trong cùng một ngành theo đó các đơn vị đạt đến mức giới hạn sẽ được coi là hiệu quả hơn và các đơn vị không đạt đến đường PPF sẽ bị coi là kém hiệu quả hơn các đơn vị kia . Đối với các DMU hiệu quả vì chúng nằm trên đường giới hạn nên điểm hiệu quả kỹ thuật technical efficiency score gọi tắt là TE của chúng bằng 1. Đối với các DMU kém hiệu quả nằm trong đường giới hạn điểm hiệu quả của chúng sẽ nhỏ hơn 1. Hình 1. Đường giới hạn khả năng sản xuất Hiệu quả được tính toán từ đầu ra outputs thu được tương ứng với đầu vào inputs cho trước. Hình trên minh họa cho trường hợp đơn giản nhất các đơn vị chỉ có 1 đầu ra và 1 đầu vào. Các đơn vị A B C D là hiệu quả các đơn vị E F là không hiệu quả vì có thể giảm đầu vào nhưng vẫn đạt được đầu ra như trước . 249 Phương pháp DEA áp dụng bài toán tối ưu hóa tuyến tính phi tham số để xây dựng đường PPF dựa trên số liệu đã biết về một nhóm các đơn vị nhất định và tính toán điểm hiệu quả cho các đơn vị đó. Để minh họa ta sẽ xét một ví dụ sau. Ví dụ10. Mội chuỗi cửa hàng bán lẻ có 6 của hàng A B C D E F tại mỗi cửa hàng có 2 đầu vào số nhân viên và lượng thời gian quản lý trong tuần và 2 đầu ra số quần áo bán được và số phụ tùng bán được trong tuần

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.