Ebook Địa chí Tiền Giang: Phần 2

Bộ sách Địa chí Tiền Giang đề cập nhiều vấn đề cốt yếu về tự nhiên và xã hội vùng đất Tiền Giang từ thuở khai hoang lập ấp cho đến những năm đầu thế kỷ XXI. Công trình đề cập một cách có hệ thống theo trình tự thời gian, được thực hiện bằng các phương pháp khoa học, đặc biệt là phương pháp lịch sử, phương pháp lo gic, kết hợp với các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, diễn giải từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. | PHẦN THỨ BA KINH TẾ NÔNG LÂM NGHIỆP 577 CHƯƠNG MỘT NÔNG LÂM NGHIỆP I. NÔNG NGHIỆP 1. Từ thế kỷ XVII đến năm 1861 Hoạt động sản xuất Vùng đất Nam bộ trong đó có Tiền Giang nguyên là một vùng đất hoang vu . Vào thế kỷ XVII người Việt từ miền Ngoài thiên di vào khai hoang và tiến hành sản xuất nông nghiệp . Kể từ đó sản xuất nông nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển . Sang nửa đầu thế kỷ XIX sản xuất nông nghiệp ở Tiền Giang có những bước phát triển rõ rệt với hai ngành chính là trồng lúa và trồng cây lấy quả . Theo Địa bạ Minh Mạng năm 1836 diện tích trồng lúa ở vùng Tiền Giang là mẫu chiếm đến 87 4 tổng diện tích ruộng đất của cả tỉnh . Ruộng có 2 loại thảo điền và sơn điền trong đó thảo điền có mẫu chiếm 73 5 tổng diện tích canh tác lúa sơn điền có mẫu chiếm 26 5 . Thảo điền là loại ruộng thấp và sơn điền là loại ruộng gò . Trịnh Hoài Đức trong quyển Gia Định thành thông chí giải thích Ruộng bưng trạch điền tức rộng đất phát vào khoảng tháng 6 tháng 7 sa mưa mới gieo mạ . Sau đó nông dân cào cỏ phát cỏ đắp bờ . Tháng 8 hoặc tháng 9 trục bừa rồi cấy. Tháng giêng tháng hai năm sau gặt. Ruộng đất cày thì ít bùn lầy nhưng nắng khô nứt nẻ hố rất sâu . Phải dùng trâu có móng chân cao mới kéo cày được. Thời vụ ruộng đất cày cũng giống như ruộng đất phát. Lối canh tác này được gọi là đao canh thủy nậu I . Sở dĩ nông dân có cách thức canh tác như vậy là vì nếu cho trâu cày thì lớp phèn ở phía dưới sẽ xì lên trên mặt ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây lúa . Đồng thời loại ruộng này vốn có nhiều cỏ mục lâu đời tạo nên một nguồn phân dồi dào vì thế nếu cho trâu cày thì sẽ dẫn đến một hậu quả là cây lúa có nhiều lá gốc to nhưng giữ lại ít hạt cho năng suất không cao mà nông dân gọi đó là hiện tượng lúa lốp . Do đây là loại ruộng có nhiều cỏ lại không cày bừa nên nông dân đã sáng tạo ra cây phảng để phát cỏ dọn đất . 1 Đạo canh thủy nậu cày bừa làm sạch cỏ . 578 ĐỊA CHÍ TIỀN GIANG Cách thức canh tác sơn điền như sau Đốn chặt cây cối đợi cho khô đốt .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
200    159    23    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.