Vì Nghĩa Công Quên Thù Riêng Người trong thế gian, trừ bậc thánh hiền, trừ bậc chân tu, phần đông có mối thù trong lòng, không nhiều thì ít. Chỉ khác nhau ở điểm là thù bộc lộ hay thù ngấm ngầm, và lòng bôn bức trả hay thong thả trả .đó thôi. Và kẻ tiểu nhân thì vì thù riêng mà bỏ nghĩa công, còn người quân tử vì nghĩa công quên thù riêng. Vì thù riêng quên nghĩa công thì như Cự Đà nước ta, Dương Châm nước Tàu đã kể kỳ trước. Vì nghĩa công quên thù riêng. | Vì Nghĩa Công Quên Thù Riêng Người trong thế gian trừ bậc thánh hiền trừ bậc chân tu phần đông có mối thù trong lòng không nhiều thì ít. Chỉ khác nhau ở điểm là thù bộc lộ hay thù ngấm ngầm và lòng bôn bức trả hay thong thả trả .đó thôi. Và kẻ tiểu nhân thì vì thù riêng mà bỏ nghĩa công còn người quân tử vì nghĩa công quên thù riêng. Vì thù riêng quên nghĩa công thì như Cự Đà nước ta Dương Châm nước Tàu đã kể kỳ trước. Vì nghĩa công quên thù riêng thù như Lạn Tương Như thời Đông Châu Liệt Quốc. Lạn Tương Như là một xá nhân của viên hoạn gia quan nước Triệu tên Mục Hiển. Vua Triệu có viên ngọc dạ quang để ở chỗ tối tự nhiên phát áng sáng thay thế được đèn để bên chỗ nằm ngồi mùa đông có thể thay lò sưởi mùa hè có thể thay quạt trong vòng năm bước ruồi nhặng không dám đậu gần. Vua Tần nghe tiếng muốn đoạt bèn lập kế viết thư sang Triệu yêu cầu mang ngọc đến sẽ đổi cho mười lăm thành liền ở đất Tây Dương. Vua Triệu biết rằng đem ngọc sang Tần thì ngọc mất mà thành cũng chẳng được nhưng không đem ngọc sang thì tại sợ Tần gây hấn. Vua tôi còn đang bối rối thì Mục Hiển giới thiệu Lạn Tương Như là người đã có sức mạnh mà còn đa mưu túc trí. Vua liền đòi Tương Như đến vấn kế. Tương Như đem ngọc sang Tần nếu được thành thì giao ngọc bằng không thì nguyện bảo vệ viên ngọc cho đến cùng. Vua Triệu mừng rỡ phong Tương Như làm đại phu mang ngọc sang Tần. Sang Tần Tương Như dùng mưu đem được ngọc trở về Triệu mà vua Tần sợ tiếng bất nghĩa đành phải dẹp lòng tham. Vua Triệu cả mừng phong Tương Như làm Thượng Đại Phu. Sau đó vua Tần vời vua Triệu đến hội kiến ở Mãnh Trì. Cũng nhờ Tương Như mà vua Triệu khỏi bị vua Tần làm nhục và vua Tần phải kính nể nước Triệu. Khi trở về nước vua Triệu hết lời ban khen và phong Tương Như làm Thượng Tướng. Đại Tướng Liêm Pha bất bình hằn học nói cùng kẻ bộ hạ - Ta có công to đánh thành cướp đất còn Lạn Tương Như chỉ lấy chút công ở đầu lưỡi mà thứ vị lại ở trên ta. Huống nữa hắn là một tên xá nhân của kẻ hoạn quan xuất thân hèn mọn ta đời nào chịu