Mấy vấn đề về nghiên cứu văn học dân gian qua văn bản .

Nghiên cứu văn học dân gian (VHDG) đương nhiên phải xem tác phẩm VHDG là đối tượng khảo sát chính. Nhưng tác phẩm VHDG tồn tại dưới dạng thức nào, phạm vi, giới hạn ra sao và liệu văn bản có phản ánh trung thực các dạng thức hiện tồn của nó hay không là điều đáng suy nghĩ. | Mấy vấn đề về nghiên cứu văn học dân gian qua văn bản Nghiên cứu văn học dân gian VHDG đương nhiên phải xem tác phẩm VHDG là đối tượng khảo sát chính. Nhưng tác phẩm VHDG tồn tại dưới dạng thức nào phạm vi giới hạn ra sao và liệu văn bản có phản ánh trung thực các dạng thức hiện tồn của nó hay không là điều đáng suy nghĩ. Về mặt lý thuyết những vấn đề như vậy được các nhà Folklore học đặt ra từ lâu. Riêng ở nước ta vấn đề này thực sự được chú trọng từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Dường như ai cũng thấm nhuần nguyên lý tách văn học dân gian ra khỏi môi trường sinh hoạt là tước mất linh hồn của nó. Dù vậy trên thực tế người nghiên cứu vẫn phải bám vào yếu tố ngôn từ của tác phẩm thông qua văn bản. Hướng nghiên cứu này được xem là tiếp cận ngữ văn học đối với Folklore. Nó có mầm mống từ thời cổ đại ở Trung Quốc La Mã Ấn Độ. Đến giữa thế kỷ XX nhà Folklore học người Nga V. la. Prop đã nhấn mạnh Folklore là lĩnh vực của những sáng tạo tinh thần hơn nữa chỉ là những sáng tạo ngôn từ 1 . Những thành tựu gặt hái được trong nghiên cứu VHDG qua nhiều thập niên đã chứng tỏ vai trò quan trọng của văn bản tác phẩmVHDG. Tuy nhiên vấn đề cần trao đổi ở đây là độ tin cậy của văn bản sự sống động của ngôn ngữ VHDG được thể hiện như thế nào trong văn bản - điều mà các nhà nghiên cứu thường ít quan tâm. Thực tế cho thấy người nghiên cứu phần lớn dựa vào các văn bản sưu tầm của người đi trước mà ít quan tâm đến chất lượng của nó vì vậy trong một số trường hợp khó tránh khỏi những nhận định sai lạc. 1. về vấn đề văn bản hóa tác phẩm văn học dân gian Một trong những nguyên tắc ghi chép văn học dân gian qua điền dã là phải tôn trọng sự tồn tại khách quan của tác phẩm. Sự ghi chép này tùy thuộc vào trình độ người thực hiện và bị chi phối bởi ý thức của mỗi thời đại trình độ phát triển khoa học nhân văn của các dân tộc. Từ thời phong kiến ở nước ta việc ghi chép mang nhiều tính chất chủ quan. Các học giả thời đó không giấu diếm việc gọt đẽo trong quá trình ghi chép văn học dân gian.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.