Công nghệ thông tin địa lý (GIS) và viễn thám (RS) đã được triển khai trong điều tra, phân tích hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở đầm Sam Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm mục đích nắm bắt và. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 52 2009 ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ VÀ VIỄN THÁM TRONG ĐIỀU tra Phân tích hiện trạng nuôi trồng thủy Sản Ở ĐẦM SAM chuồn huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế Lê Công Tuấn Lê Thị Hạnh Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế TÓM TẮT Công nghệ thông tin địa lý GIS và viễn thám RS đã được triển khai trong điều tra phân tích hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở đầm Sam Chuồn huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm mục đích nắm bắt và xây dựng cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thuỷ sản phục vụ tốt hơn cho việc phân tích thông tin làm cơ sở cho việc hoạch định và đưa ra các quyết định phát triển phù hợp. Kết quả của nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ GIS về phân bố tình hình nuôi trồng thuỷ sản tại đầm Sam Chuồn bao gồm cơ sở dữ liệu xã hội của hộ nuôi thông tin hiện trạng vùng nuôi và thông tin kỹ thuật nuôi xây dựng bộ cơ sở dữ liệu theo không gian và những thông tin về các chủ hộ và các ao nuôi. Lộ trình phân tích và các kết quả xử lý không gian đã được áp dụng và thể hiện tính ưu việt trong kết quả của nghiên cứu. Đây là cơ sở cho việc định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững ở vùng đầm Sam Chuồn. I. Mở đầu Trong gần một thập kỷ qua ngành nuôi trồng thủy sản NTTS nước ta ngày càng phát triển mạnh. Từ những cơ chế chính sách thông thoáng của Nhà nước và chính quyền địa phương người dân Thừa Thiên Huế đã phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách ồ ạt trên các vùng đất ven đầm phá diện tích nuôi tôm tăng đột biến từ ha năm 1999 lên đến ha năm 2001 Sở Thủy sản Thừa Thiên Huế 2002 . Tuy nhiên việc phát triển NTTS vẫn mang tính tự phát chính quyền địa phương và các ban ngành chức năng khó quản lý quy hoạch chưa theo kịp sự phát triển hoặc thiếu đồng bộ. Cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu và định hướng phát triển phù hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản. Tình hình nuôi trồng thủy sản có những diễn biến khá phức tạp về diện tích mô hình đối tượng nuôi và dịch bệnh. Trước thực trạng đó việc qui hoạch định hướng phát triển và đưa ra