Trong khoảng thời gian hơn 7 năm qua, kể từ ngày LPSDN có hiệu lực, số lượng các vụ phá sản được Tòa án các cấp giải quyết chưa đầy 40 vụ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng có số lượng rất khiêm tốn các vụ phá sản được Tòa án giải quyết, trong đó có nguyên nhân do các quy định của LPSDN không phù hợp với thực tiễn. Do đó, LPSDN cần phải được sửa đổi sao cho các quy định của Luật này phù hợp với thực tiễn, góp phần điều chỉnh việc cạnh. | Một số vấn đề về phương hướng và nội dung cơ bản của Dự ÁN LUẬT PHÁ SẢN NGÔ CƯỜNG Phó Viện trưởng Viện khoa học xét xử - TANDTC Luật phá sản doanh nghiệp LPSDN được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ tư thông qua ngày 30-12-1993 có hiệu lực từ ngày 1-7-1994. Trong khoảng thời gian hơn 7 năm qua kể từ ngày LPSDN có hiệu lực số lượng các vụ phá sản được Tòa án các cấp giải quyết chưa đầy 40 vụ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng có số lượng rất khiêm tốn các vụ phá sản được Tòa án giải quyết trong đó có nguyên nhân do các quy định của LPSDN không phù hợp với thực tiễn. Do đó LPSDN cần phải được sửa đổi sao cho các quy định của Luật này phù hợp với thực tiễn góp phần điều chỉnh việc cạnh tranh và khuyến khích các hoạt động kinh tế qua đó góp phần khuyến khích sự phát triển của nền kinh tế. I. Một số vấn đề có tính chất định hướng cho Dự án Luật phá sản 1. Về mục tiêu của Luật phá sản Như chúng ta đều biết trên thế giới Luật phá sản LPS có hai xu hướng khác nhau. Xu hướng thứ nhất có mục tiêu là hướng vào con nợ tập trung vào việc cứu các công ty thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính bảo đảm việc làm cho người lao động thông qua việc tổ chức lại công ty. Xu hướng thứ hai có mục tiêu hướng vào chủ nợ bằng cách tạo điều kiện loại bỏ những doanh nghiệp quá yếu kém. Tuy nhiên trong những năm gần đây dường như là đã có sự kết hợp cả hai mục tiêu này theo hướng nghiêng về mục tiêu hướng vào con nợ vì người ta nhận thấy rằng tạo điều kiện cho sự tiếp tục tồn tại đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính sẽ có lợi hơn cho nền kinh tế trong tình trạng thất nghiệp cao. Đúng như Manfred Balz và Henry cố vấn Văn phòng luật pháp quỹ tiền tệ quốc tế từ năm 1996 đã nhận định LPS hiện đại phải kết hợp được bốn mục tiêu chính - Tối đa hóa việc thu hồi tài sản - Đưa ra những cơ hội thực tiễn cho việc tổ chức lại trong những trường hợp thích hợp khi mà quyền lợi của chủ nợ và nhu cầu xã hội có thể được đáp ứng tốt hơn bằng cách duy trì hoạt động của doanh nghiệp .