1. Dẫn nhập . Quá trình hình thành và phát triển tiếng Việt, xét theo quan điểm giao lưu (interchange) và tương tác (interaction), là quá trình tiếp xúc ngôn ngữ (TXNN). Ở thời kì hình thành đó là sự giao lưu và tương tác giữa các thứ tiếng thị tộc, bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc để hợp thành hạt nhân của tiếng Việt. Bắt đầu thời kì phát triển, cùng với các bước lưỡng phân(1), là những giai đoạn tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ ngoại lai - được hiểu như các thứ tiếng. | Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán phần 1 1. Dẫn nhập . Quá trình hình thành và phát triển tiếng Việt xét theo quan điểm giao lưu interchange và tương tác interaction là quá trình tiếp xúc ngôn ngữ TXNN . Ở thời kì hình thành đó là sự giao lưu và tương tác giữa các thứ tiếng thị tộc bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc để hợp thành hạt nhân của tiếng Việt. Bắt đầu thời kì phát triển cùng với các bước lưỡng phân 1 là những giai đoạn tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ ngoại lai - được hiểu như các thứ tiếng ngoài gia đình ngôn ngữ Nam Á AA và Nam Thái AT 1996 . Ở thời kì phát triển sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt-Hán hay Việt-Trung từ đây gọi chung Việt-Hán là dài lâu nhất và hình thái tiếp xúc cũng có nhiều kiểu loại nhất. Xem thêm ở phần 2 . Trong bài viết này có mấy từ ngữ khoá sau đây được sử dụng tiếp xúc ngôn ngữ ứng xử ngôn ngữ yếu tố gốc Hán. Thuộc số đó có từ ngữ đã quen thuộc nhưng khi xuất hiện trong bài viết này một đôi trường hợp mang một sắc thái hơi khác. Tiếp xúc ngôn ngữ là sự tiếp giao nhau giữa các ngôn ngữ do những hoàn cảnh cận kề nhau về mặt địa lí tương liên về mặt lịch sử xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau . Akhmanova 1966 . TXNN còn được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã hội của sự TXNN được quy định bởi nhu cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do những nhu cầu về kinh tế chính trị văn hoá xã hội . thúc đẩy 1990 . Với tình hình TXNN ở Việt Nam cũng như với một số nước từng có sự xâm lược và chiếm đóng của một thế lực ngoại quốc ta còn có thể thêm vào đoạn dẫn trên nhu cầu giao tiếp giữa cư dân bản địa với những người thuộc bộ máy cai trị và đội quân xâm lược hoặc chiếm đóng ngoại quốc. Trong hình thái TXNN này sự ứng xử ngôn ngữ của cư dân bản địa là vấn .