Ổn định

Những bài toán trước đây chúng ta đã trình bày, mới chỉ để ý đến việc tính toán độ bền, độ cứng cho các thanh có các loại biến dạng khác nhau. Trong chương này chúng ta sẽ trình bày cách tính ổn định của thanh, bởi vì đây cũng là một nhiệm vụ của môn học Sức bền Vật liệu. | Chương 10 ỔN ĐỊNH . KHÁI NIỆM VỀ SỰ MẤT ỔN ĐỊNH CỦA MỘT HỆ ĐÀN HỒI Những bài toán trước đây chúng ta đã trình bày mới chỉ để ý đến việc tính toán độ bền độ cứng cho các thanh có các loại biến dạng khác nhau. Trong chương này chúng ta sẽ trình bày cách tính ổn định của thanh bởi vì đây cũng là một nhiệm vụ của môn học Sức bền Vật liệu. Trong thực tế một chi tiết máy hoặc một bộ phận công trình có thể đảm bảo điều kiện bền điều kiện cứng nhưng không thỏa mãn điều kiện ổn định do đó nó cũng không thể làm việc được. Để có khái niệm về sự mất ổn định của một hệ đàn hồi ta hãy xét một ví dụ sau. Giả sử có một thanh dài mặt cắt ngang hình chữ nhật bị ngàm một đầu hình . Thanh chịu nén đúng tâm bởi lực P. Khi P nhỏ hơn một giới hạn nào đó thì xem thanh là thẳng và chịu nén thuần túy. Nếu ta xô ngang thanh bằng một lực R rất nhỏ hình lực này chỉ có tác dụng kích thích thì thanh bị lệch khỏi vị trí thẳng đứng. Nhưng nếu ta thôi tác dụng lực R thì thanh trở về vị trí thẳng đứng ban đầu. Ta nói thanh còn làm việc ở trạng thái cân bằng bền hay gọi là ổn định. Nếu ta tiếp tục tăng lực P và lặp lại quá trình trên thì sẽ đến lúc giá trị P đủ lớn cần thiết dù ta thôi tác dụng lực R thanh vẫn không trở về vị trí cân bằng thẳng đứng ban đầu nữa. Ta nói lúc này thanh bắt đầu mất ổn a b I I I I I Hình chịu nén không Thanh đúng tâm định hay gọi là ở trạng thái tới hạn. Lực P ứng với thời điểm này gọi là lực tới hạn và ký hiệu là Pth. Dĩ nhiên nếu lực P Pth thì thanh hoàn toàn mất ổn định. Trong thực tế không cần có lực xô ngang R nói trên vì có thể do gió hoặc do tính không đồng nhất của vật liệu nên nó tự tạo thành tác dụng như lực xô ngang. Hơn thế nữa lực P không bao giờ có thể tác dụng đúng tâm được. Cần lưu ý thêm nếu kết cấu như hình thì thanh có khả năng mất ổn định theo phương y chứ khó mất ổn định theo phương x. Trong thực tế còn có nhiều ví dụ khác như khi thanh chịu nén những vỏ chịu áp lực cũng có thể xảy ra sự mất ổn định tương tự. Trong chương này

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.