Luận án Tiến sĩ Luât: Hợp đồng dich vụ pháp lý ở Viêt Nam nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ pháp lý, trên cơ sở đó xác định các quan điểm, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Hợp đồng dich vụ pháp lý ở Viêt Nam trong thời gian tới. | Từ đó, chỉ ra những ưu điểm và bất cập của hệ thống pháp luật HĐDVPL về những vấn đề nêu trên, trên cơ sở đó định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật tại chương tiếp theo. Đó là pháp luật về HĐDVPL chưa được phát triển đầy đủ, đồng bộ và thống nhất, còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động DVPL, do đó các chủ thể gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng. Cụ thể là: i) pháp luật về chủ thể HĐDVPL còn nhiều nội dung thể hiện sự bất cập, bất bình, như: điều kiện gia nhập thị trường của các nhà đầu tư kinh doanh DVPL trong nước với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài; về quyền hành nghề giữa các tổ chức cung ứng các loại hình DVPL trong nước và tổ chức hành nghề nước ngoài tại Việt Nam; về người thực hiện DVPL; về quyền hành nghề cung ứng DVPL giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;. ii) Pháp luật về nội dung HĐDVPL cũng còn nhiều vấn đề chưa được quy định hoặc quy định chưa rõ ràng, cụ thể. Như: nội hàm DVPL; chất lượng DVPL; thù lao DVPL; phương thức thực hiện DVPL, phương thức nghiệm thu, giao nhận kết quả công việc và trách nhiệm vật chất của chủ thể do vi phạm HĐDVPL; nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên cung ứng DVPL và cơ chế kiểm soát rủi ro,.iii) Pháp luật về điều kiện có hiệu lực của HĐDVPL còn nhiều hạn chế, bất cập trong việc quy định các điều kiện về đối tượng HĐDVPL; về năng lực hành vi dân sự của người ký kết; về đảm bảo nguyên tắc giao kết; về tính hợp pháp của mục đích và nội dung HĐDVPL; iv) quy định về các biện pháp chế tài chưa thực sự khoa học và phù hợp với vi phạm HĐDVPL.