Kế thừa và phát huy truyền thống lấy dân làm gốc trong xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân hiện nay

Trong lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc ta, lấy dân làm gốc là truyền thống văn hóa chính trị của các nhà lãnh đạo, cầm quyền một lòng vì dân, vì nước. Nó thể hiện nhất quán tư tưởng dân là nước, còn dân thì còn nước. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, bài viết "Kế thừa và phát huy truyền thống lấy dân làm gốc trong xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân hiện nay" để hiểu hơn về vấn đề trên. | Tạo lập được “Thế trận lòng dân” chính là xây móng, dựng nền để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc và lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh. Đó là sự liên kết chặt chẽ thế trận của các lĩnh vực, các ngành, được thể hiện trong mối quan hệ cụ thể song phương và đa phương, như kết hợp quốc phòng với an ninh, quốc phòng với kinh tế, an ninh với đối ngoại; kết hợp thế trận chung trên phạm vi toàn quốc với thế trận tại chỗ với thế trận cơ động; kết hợp thế trận trong nước với thế trận ngoài nước; thế trận thời bình với thế trận thời chiến; thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận chiến tranh nhân dân. Thế trận qốc phòng toàn dân thể hiện sự liên kết toàn diện trong mọi ngành nghề, mọi tầng lớp nhân dân nhằm phát huy mọi khả năng tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất, đáp ứng kịp thời mọi tình huống, cả trong thời bình và thời chiến. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, bao gồm các thứ quân, cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ. Trong đó phải tập trung xây dựng quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, có lực lượng dự bị hùng hậu, lực lượng thường trực với chất lượng tinh, số lượng hợp lý, thực sự là nòng cốt cho sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng và cho toàn dân chiến đấu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Để lực lượng vũ trang nhân dân có sức mạnh tổng hợp, cần phải xây dựng toàn diện; trong đó hết sức coi trọng xây dựng bản lĩnh chính trị, xây dựng lòng trung thành vô hạn đối với Đảng, với chế độ, với Tổ quốc, với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân là chu thể của đất nước và cũng là chủ thể trong xây dựng, củng cố nền quốc phòng, cũng như tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Nền quốc phòng toàn dân chỉ thực vững chắc khi được kết hợp từ nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực từ nhân dân là vô tận. Thực tiễn đấu tranh cách mạng đã khẳng định rõ điều này. Trong điều kiện hiện nay, khi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN có những phát triển mới, yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngàyt một cao thì càng phải biết dựa vào dân, phát huy nguồn lực to lớn từ nhân dân. Nhưngđể nhân dân có thể tham gia tích cực, tự giác vào nền quốc phòng thì điều quan trọng là Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cán bộ, ban, ngành thông qua việc ban hành chủ trương, chính sách, tạo điều kiện cho họ tham gia. Phải nghiên cứu, cân nhắc xã hội hóa một số nội dung của xây dựng nền quốc phòng ,kết hợp kinh tế với quốc phòng. Vừa qua, một số địa phương đã thực hiện xã hội hóa công tác quốc phòng khá hiệu quả, như tham gia thực hiện chính sách, chế độ đối với dân quân, đóng góp kinh phí xây dựng đường, mương, trạm điện kết hợp kinh tế và quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng. Trong thời gian tới, cần rút kinh nghiệm để đẩy mạnh hơn nữa theo hướng này. Chỉ có như vậy, sự nghiệp quốc phòng mới thực sự là sự nghiệp của dân.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.