Thể chế chính trị cộng hòa - Lưu Văn Quảng

Thể chế chính trị cộng hòa có những giá trị mang tính phổ biến; nó tạo ra một cơ chế dân chủ ổn định, quyền lực nhà nước được giới hạn và kiểm soát, tính pháp lý và tính chuyên môn hóa cao. Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy nhà nước của các nước theo thể chế này cũng có những vấn đề đáng quan tâm. | Thể chế chính trị cộng hòa TRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỘI HỌC Thể chế chính trị cộng hòa Lưu Văn Quảng * Tóm tắt: Thể chế chính trị cộng hòa có những giá trị mang tính phổ biến; nó tạo ra một cơ chế dân chủ ổn định, quyền lực nhà nước được giới hạn và kiểm soát, tính pháp lý và tính chuyên môn hóa cao. Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy nhà nước của các nước theo thể chế này cũng có những vấn đề đáng quan tâm. Đối với mô hình cộng hòa đại nghị, quyền lực của nghị viện được cho là quá lớn, thời gian đưa ra các quyết định thường chậm và chính phủ thiếu sự ổn định. Đối với mô hình cộng hòa tổng thống, quyền lực được trao cho tổng thống rất lớn, có khả năng xảy ra các bế tắc chính trị khi quốc hội và tổng thống không cùng một đảng. Ở mô hình cộng hòa lưỡng tính, tình trạng “cùng chung sống” giữa tổng thống và thủ tướng thuộc về hai đảng khác nhau cũng tạo ra những điểm nghẽn trong quá trình hoạch định chính sách. Từ khóa: Thể chế chính trị cộng hòa; đại nghị; tổng thống; lưỡng tính; kiểm soát quyền lực. 1. Sự hình thành và tổ chức bộ máy nhà nước . Thể chế chính trị cộng hòa đại nghị Xét về mặt lịch sử, thể chế cộng hoà đại nghị có nguồn gốc từ thể chế quân chủ đại nghị của Anh. Hệ thống này hiện được áp dụng tương đối phổ biến trên thế giới. Ngoài những quốc gia vốn là thuộc địa của Anh, như Singapore, Ấn Độ thì nhiều quốc gia khác cũng áp dụng mô hình này, chẳng hạn như Đức, Tây Ban Nha Về mặt lý luận, thể chế cộng hoà đại nghị được thiết kế dựa trên lý thuyết tam quyền phân lập, theo đó, giữa các cơ quan quyền lực nhà nước có sự phân công và kiểm soát lẫn nhau. Tuy nhiên, sự phân quyền giữa các nhánh được tổ chức dưới hình thức mềm dẻo. Trong bộ máy nhà nước ở những quốc gia theo mô hình cộng hoà đại nghị, người đứng đầu nhà nước (tổng thống) và người đứng đầu hành pháp có sự tách biệt. Người đứng đầu nhà nước không có thực quyền, không nhận được sự uỷ quyền trực tiếp từ dân, mà thường do quốc hội, hoặc đại cử tri từ các khu vực bầu cử bầu ra, tuỳ theo quy định của

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.