Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án "Nhân tố cản trở tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam" là nhằm đánh giá các nhân tố gây trở ngại tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo. | Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nhân tố cản trở tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu, rộng và trải khắp mọi lĩnh vực kể từ khi Việt Nam kết thúc đàm phán và tiến hành triển khai nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng với Hàn Quốc; Liên minh Châu Âu (EU); liên minh thuế quan Nga - Bêlarut - Kazắctan; Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được kỳ vọng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích đối với thương mại Việt Nam: tác động tích cực đến việc tăng thêm khối lượng trao đổi thương mại với các nước trong khu vực; thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo chiều hướng tích cực, nâng cao cả về chất lượng và giá trị; gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu; tác động tích cực đến việc mở rộng thị phần của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường có liên quan, thể hiện rõ nhất là tại các nước ASEAN thành viên, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mang lại thì việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam như việc các doanh nghiệp Việt Nam dễ bị thua thiệt trong kinh doanh, Việt Nam trở nên lệ thuộc vào các nước phát triển về thị trường, thiết bị máy móc và công nghệ. Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo được cho rằng là một trong các trụ cột phát triển của cả nền kinh tế. Phát triển ngành công nghiệp chế biến và chế tạo sẽ giúp các quốc gia phát triển bền vững trong tương lai. Công nghiệp chế biến và chế tạo phát triển sẽ giúp quốc gia tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, tăng trưởng GDP, tăng cường phát triển kinh tế nhờ tăng trưởng thặng dư thương mại, giúp các quốc gia thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhanh và mạnh hơn. Tính chung cả năm 2017, chỉ số sản xuất toàn ngành công .