Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm hệ thống hóa, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; Nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp của một số nước trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ở nước ta, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này; Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp qua công tác thanh tra VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TĂNG THỊ THIỆM QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP QUA CÔNG TÁC THANH TRA Chuyên ngành Quản lý kinh tế Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Nguyễn Văn Thạo 2. PGS. TS Đoàn Hương Quỳnh HÀ NỘI - 2017 PHẦN MỞ ĐẦU cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam hiện nay đang nắm giữ những tài sản chiến lược quan trọng nhất của đất nước có lợi thế kinh doanh so với các thành phần kinh tế nhiên, kết quả hoạt động của DNNN chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chi phí đầu tư, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của người dân và nhà nước. Những thua lỗ, thất thoát vốn và tài sản nhà nước của các doanh nghiệp, các tổng công ty, các tập đoàn trong những năm gần đây khiến dư luận rất lo lắng và bức xúc, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, mà nguyên nhân chính là do sự yếu kém trong quản lý kinh tế. Những bất cập chủ yếu trong việc thực hiện quyền sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu do sự thiếu minh bạch, công khai thông tin của các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Do vậy, hơn bao giờ hết, cần đánh giá đúng thực chất hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp qua hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Là “tai mắt của trên, bạn của dưới”, ngành thanh tra trong những năm qua, đã và đang khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong quản lý nhà nước. Đặc biệt, ngành thanh tra nói chung và công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ nói riêng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới cơ cấu lại DNNN và đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để cung cấp thông tin thực tế hơn, đầy đủ hơn,