Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm xác định thành phần sâu hại cói, thiên địch của chúng và tác hại điển hình của sâu đục thân cói B. venosana. Xác định đặc điểm sinh học và sinh thái học cơ bản của sâu đục thân cói B. venosana. Đề xuất một số biện pháp phòng chống sâu đục thân cói B. venosana. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Sâu đục thân cói bactra venosana zeller (Lepidoptera: Tortricidae) và biện pháp phòng chống theo hướng quản lý tổng hợp tại Thanh Hóa và Ninh Bình HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN PHẠM HÙNG SÂU ĐỤC THÂN CÓI Bactra venosana ZELLER (Lepidoptera: Tortricidae) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THEO HƯỚNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TẠI THANH HÓA VÀ NINH BÌNH CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT MÃ SỐ : 62 62 01 12 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2017 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. . PHẠM THỊ VƢỢNG 2. . HỒ THI THU GIANG Phản biện 1: . ĐẶNG THỊ DUNG Hội Bảo vệ thực vật Phản biện 2: . TRƢƠNG XUÂN LAM Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật Phản biện 3: TS. NGUYỄN VĂN LIÊM Viện Bảo vệ thực vật Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây cói thuộc họ Cyperaceae, bộ cói Cyperales một trong 10 họ cây có hoa lớn nhất, gồm khoảng 5000 loài phân bố khắp các vùng ẩm ướt trên toàn thế giới. Trong số các loài cói thì loài Cyperus malaccensis Lam là loài cói quan trọng nhất đã được trồng từ rất lâu ở các vùng đất nước lợ ven biển ở Việt Nam. Cây cói hiện vẫn là loài cây quan trọng của vùng nông thôn ven biển của Việt Nam (Báo cáo Hội thảo ngành cói Việt Nam, 2008). Theo ghi nhận cây cói có thể mang lại lợi nhuận gấp từ 6 -7 lần so với cây lúa trên cùng một diện tích trồng. Riêng huyện Nga Sơn, Thanh Hóa là địa phương có diện tích thâm canh cây cói lớn ở nước ta với 2060 ha sản lượng năm 2007 đạt trên tấn và năm 2008 trên tấn. Nghề trồng và chế biến cói làm tăng thu nhập kinh tế cho vùng nông thôn đồng thời cây cói còn góp phần bảo vệ bờ .