Luận án tập trung phân tích và làm rõ thực trạng đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016 trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao; kinh tế; an ninh - quốc phòng; văn hóa - xã hội. Sau đó, tác giả đi đưa ra những đánh giá về thành tựu và hạn chế, một số đặc điểm, vấn đề đặt ra đối với quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba và liên hệ với kinh nghiệm của Việt Nam. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LỘC THỊ THUỶ QU¸ TR×NH §ÊU TRANH B¶O VÖ §éC LËP D¢N TéC ë CUBA Tõ N¡M 1991 §ÕN N¡M 2016 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN, CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Mã số: 62 22 03 12 HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. . NGUYỄN VIẾT THẢO 2. . TRẦN THỌ QUANG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc (12/1991), với sự sụp đổ của Liên Xô (một đồng minh truyền thống của Cuba) và hệ thống xã hội chủ nghĩa, đã làm cho Cuba lâm vào khủng hoảng toàn diện và sâu sắc khi mất đi 85% kim ngạch xuất nhập khẩu; 95% nguồn cung cấp dầu; 57% sản lượng lương thực; GDP giảm 35%; mức lương thực tế giảm 25%; nhập khẩu tới 70% lương thực, thực vào đó, trong thời gian này, chính quyền Mỹ đã tăng cường các biện pháp chống phá Cuba thông qua Đạo luật Torricelli (1992) và Helm-Burton (1996) nhằm bóp nghẹt nền kinh tế Cuba. Đứng trước bối cảnh trên, Đảng và Nhà nước Cuba đã đề ra đường lối cải cách kinh tế tại các kỳ đại hội IV, V, VI, VII với phương châm “Chọn lọc dần dần và có trật tự”, nhằm mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội trong “Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình” và đẩy mạnh cải cách kinh tế thông qua chủ trương “Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội”. Sở dĩ tác giả quyết định lựa chọn đề tài về quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba mà không chọn các quốc gia khác bởi cách mạng Cuba