Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá hiện trạng sản xuất dâu tằm ở Lâm Đồng. Lựa chọn vật liệu khởi đầu cho công tác tạo giống dâu trồng bằng hom. Lai tạo được giống dâu mới, nhân giống vô tính, cho năng suất lá đạt trên 25 tấn lá/ha/năm, chất lượng lá tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái ở Lâm Đồng. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới thích hợp cho Lâm Đồng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ QUANG TÚ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG DÂU MỚI THÍCH HỢP CHO LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Di truyền và chọn tạo giống cây trồng Mã số : TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. . Hà Văn Phúc 2. TS. Phạm Xuân Liêm Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ . phút, ngày . tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư Viện Quốc gia Việt Nam - Thư Viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam HÀ NỘI - 2018 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Lâm Đồng là khu vực lý tưởng cho nghề dâu tằm tơ do những ưu thế về tiềm năng khí hậu, đất đai, lao động Hiện nay diện tích dâu của Lâm Đồng khoảng hơn ha chiếm gần 50% diện tích dâu cả nước, nhưng cơ cấu giống dâu còn ít, vẫn còn đến 55 - 65% diện tích là giống dâu địa phương năng suất thấp chỉ đạt khoảng 15 tấn/ha, do vậy hiệu quả kinh tế thu được chưa cao, chưa tương ứng với tiềm năng. Đặc biệt thời gian qua việc chọn tạo giống dâu chỉ tập trung cho các tỉnh miền Bắc, miền Trung, còn vùng Tây Nguyên trong đó Lâm Đồng ít được chú trọng. Bên cạnh đó hàng loạt các giải pháp kỹ thuật khác cũng cần được quan tâm giải quyết như: mật độ trồng, chế độ bón phân, tưới nước. cho giống dâu mới. Chỉ khi nào giải quyết tốt các vấn đề trên mới có thể