Khảo sát sự hấp thụ kim loại trong sinh vật chỉ thị bằng phương pháp phân tích kích hoạt Neutron

Bài viết phân tích sự phân bố của một số đồng vị kim loại như Br-82, Na-24, K-40, Zn-65 trong rêu, nấm và địa y dựa vào những mẫu chuẩn sẵn có. Hy vọng qua đó sẽ đánh giá được đâu là sinh vật chỉ thị tốt nhất nhằm giúp ích cho những nghiên cứu chuyên sâu về môi trường sinh thái. | Khảo sát sự hấp thụ kim loại trong sinh vật chỉ thị bằng phương pháp phân tích kích hoạt Neutron Ý kiến trao đổi Thái Khắc Định, Hoàng Thị Hải Thanh KHẢO SÁT SỰ HẤP THỤ KIM LOẠI TRONG SINH VẬT CHỈ THỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KÍCH HOẠT NEUTRON Thái Khắc Định1, Hoàng Thị Hải Thanh2 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, cùng với nhịp độ phát triển của xã hội, môi trường sống của con người ngày càng bị phá hủy vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự ô nhiễm môi trường do các kim loại nặng và nguyên tố độc gây ra đang là vấn đề nhức nhối và thu hút sự quan tâm của nhiều người. Theo những vòng tuần hoàn của kim loại thì sự hấp thụ và tích lũy các độc tố chủ yếu nằm ở các thực vật không mạch và thực vật bậc thấp như rêu, địa y và các loại nấm lớn gọi chung là sinh vật chỉ thị [1], [2], [5]. Hiện nay việc đánh giá sự ô nhiễm của môi trường bằng sinh vật chỉ thị là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhằm định lượng những kim loại nặng trong môi trường xung quanh. Qua đó biết được mức độ gây nguy hại đến sức khỏe của con người và động thực vật. Tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong nước. Vì vậy, đề tài có tham vọng phân tích sự phân bố của một số đồng vị kim loại như Br-82, Na-24, K-40, Zn-65 trong rêu, nấm và địa y dựa vào những mẫu chuẩn sẵn có. Hy vọng qua đó sẽ đánh giá được đâu là sinh vật chỉ thị tốt nhất nhằm giúp ích cho những nghiên cứu chuyên sâu về môi trường sinh thái. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các sinh vật chỉ thị điển hình như rêu, nấm và địa y được thu thập ở công viên Tao Đàn, Thảo Cầm Viên và Đầm Sen. Trong đó gồm 5 mẫu rêu, 1 mẫu nấm và 1 mẫu địa y. Hình 1. Mẫu rêu Hình 2. Nấm trắng. Hình 3. Địa y. 1 TS. – Trường ĐHSP TP. HCM 2 Khoa Vật lý – Trường ĐHSP TP. HCM 104 Ý kiến trao đổi Số 14 năm 2008 Sau khi thu thập, mẫu sẽ được xử lý sơ bộ: Nhặt thật sạch, sấy ở nhiệt độ phòng khoảng 2 ngày rồi sấy bằng đèn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
17    84    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.