Liên kết không gian du lịch phía tây đồng bằng sông Cửu Long - Hiện trạng và giải pháp

Bài viết tập trung tìm hiểu các vấn đề về hiện trạng liên kết không gian trong phát triển du lịch tại khu vực phía Tây của Vùng ĐBSCL dựa trên cơ sở lý thuyết về liên kết vùng, trung tâm du lịch và các sản phẩm du lịch đặc thù trong phát triển du lịch. Từ đó, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tối đa lợi thế và tiềm năng của của việc liên kết không gian trong việc phát triển du lịch - cụm phía Tây - vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc liên kết phát triển du lịch tại vùng. | Liên kết không gian du lịch phía tây đồng bằng sông Cửu Long - Hiện trạng và giải pháp PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT KHÔNG GIAN DU LỊCH PHÍA TÂY ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Phạm Thị Hồng Cúc * - Phan Thị Hồng Dung TÓM TẮT Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm du lịch quốc gia với các sản phẩm du lịch đa dạng và mang tính đặc thù của vùng sinh thái sông nước và biển đảo. Tuy vậy, phát triển du lịch tại Vùng ĐBSCL hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có của Vùng. Vì thế, theo Quyết định về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành năm 2016 1 đã khẳng định vị trí quan trọng của Vùng đối với ngành du lịch Việt Nam, từng bước nâng cao vị trí, vai trò du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân, góp phần quảng bá hình ảnh vùng ĐBSCL với cả nước và quốc tế. Cũng theo quyết định này, không gian phát triển của Vùng được chia thành 2 không gian chính: không gian du lịch phía Tây (bao gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau) và không gian du lịch phía Đông (bao gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh) dựa trên đặc điểm địa lý lãnh thổ đặc thù và các định hướng chiến lược phát triển chính của quốc gia và mô hình phát triển vùng. Bài viết tập trung tìm hiểu các vấn đề về hiện trạng liên kết không gian trong phát triển du lịch tại khu vực phía Tây của Vùng ĐBSCL dựa trên cơ sở lý thuyết về liên kết vùng, trung tâm du lịch và các sản phẩm du lịch đặc thù trong phát triển du lịch. Từ đó, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tối đa lợi thế và tiềm năng của của việc liên kết không gian trong việc phát triển du lịch - cụm phía Tây - vùng đồng bằng sông Cửu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
16    441    9    28-04-2024
11    61    1    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.