Luận án hệ thống hóa, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về tranh thủ thực hiện khả năng hòa bình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); nhận xét và đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ thực hiện khả năng hòa bình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -1954). | Tóm tắt luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng lãnh đạo tranh thủ thực hiện các khả năng hoà bình trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ HỒNG DUNG ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ THỰC HIỆN CÁC KHẢ NĂNG HOÀ BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: 1. . Nguyễn Mạnh Hà 2. . Hoàng Thị Kim Thanh Phản biện 1: . . Phản biện 2: . . Phản biện 3: . . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Vào hồi giờ. ngày tháng năm 20. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Viện Thông tin khoa học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; - Bộ phận Tư liệu Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Lẽ tự nhiên, con người sinh ra luôn mong muốn được sống hòa bình, tự do, tránh xa chiến tranh. Bởi dù bất kể lý do gì, chiến tranh luôn phản ánh mối quan hệ, mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa các bên, là giải pháp cuối cùng, hình thức cao nhất, tàn khốc nhất để giải quyết mâu thuẫn và hy vọng xác lập nên trật tự quan hệ mới mà mỗi bên có thể chấp nhận được. Trong mỗi cuộc chiến tranh, đều tiềm ẩn các khả năng kết thúc cuộc chiến