Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm xây dựng hệ thống lý luận, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và các giải pháp khác góp phần tăng cường bảo đảm quyền con người trong thi hành hình phạt tù ở Việt Nam. | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH TRÂM BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ Ở VIỆT NAM Ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2021 Công trình đã được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học 1. . ĐINH THỊ MAI 2. . NGHIÊM XUÂN MINH Phản biện 1 . Trần Văn Độ Phản biện 2 . Tường Duy Kiên Phản biện 3 . Trịnh Tiến Việt Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại Học viện Khoa học xã hội 477 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội Vào lúc h phút ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Quyền con người và bảo đảm quyền con người đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế cũng như của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Bảo đảm quyền con người thể hiện quan điểm chung của các Nhà nước hiện đại về xây dựng và phát triển trong đó lấy con người và quyền con người là trung tâm. Cũng theo quan điểm phố biến của các quốc gia trong việc bảo đảm quyền con người cần chú ý đặc biệt đến những nhóm dễ gặp rủi ro trong đó bao gồm phạm nhân. Ở Việt Nam các quyền con người từ lâu đã được ghi nhận trong cương lĩnh chính trị đường lối chủ trương chính sách của Đảng và được thể chế hoá trong pháp luật của Nhà nước. Phù hợp với đường lối chính sách của Đảng Việt Nam đã tích cực tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người của Liên Hợp Quốc trong đó bao gồm các công ước về bảo vệ quyền con người của phạm nhân như Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị năm 1966 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế văn hóa xã hội năm 1966 Công ước chống tra tấn đối xử vô nhân đạo và hạ nhục con người năm 1985. Các quy định có liên quan đến việc bảo vệ quyền con người của phạm nhân trong các công ước này đã được nội luật hoá vào nhiều quy định tại Hiến pháp năm 2013 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm .