Luận án trên cơ sở tìm hiểu văn hoá kinh doanh của tầng lớp doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, luận án nêu ý nghĩa của văn hóa kinh doanh thời kỳ này và những vấn đề đặt ra cho công cuộc xây dựng văn hoá kinh doanh giai đoạn hiện nay. | HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ ÁNH VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA DOANH NHÂN VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hµ Néi - 2017 C ng tr nh îc hoµn thµnh t i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh Người hướng dẫn khoa học 1. . Lê Quý Đức 2. . Nguyễn Thị Hương Ph n biÖn 1 . Ph n biÖn 2 . Ph n biÖn 3 . LuËn n sÏ îc b o vÖ tr íc Héi ång cÊp Nhµ n íc Häp t i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh vµo håi .giê . ngµy . th ng . n m 2017 Cã thÓ t m hiÓu luËn n t i - Th viÖn Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh - Th viÖn Quèc Gia 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đầu thế kỷ XX cùng với sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa những yếu tố văn minh phương Tây và sự xáo trộn về chính trị văn hoá. trong lòng xã hội Việt Nam đã hình thành tầng lớp doanh nhân. Bắt đầu từ các chí sĩ yêu nước trong phong trào Duy Tân với Lương Văn Can - người thầy đầu tiên của các nhà buôn lúc bấy giờ và đến giữa thế kỷ XX doanh nhân Việt Nam phát triển tương đối mạnh mẽ trở thành chỗ dựa cho Chính phủ là ân nhân của cách mạng. Những đóng góp quý báu của tầng lớp doanh nhân nửa đầu thế kỷ XX không chỉ cung cấp nguồn tài chính cho các phong trào cách mạng mà còn là những người xây dựng nên văn hoá kinh doanh hiện đại của nước nhà. Tuy nhiên trải qua thời gian khá dài các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh không được phát huy đã làm lu mờ vai trò của doanh nhân Việt Nam và văn hóa kinh doanh của doanh nhân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX không được quan tâm thỏa đáng. Từ năm 1986 chính sách Đổi mới do Đảng lãnh đạo đã phát huy được mọi lực lượng mọi thành phần kinh tế trong đó có tầng lớp doanh nhân. Năm 2004 Chính phủ đã ra quyết định lấy ngày 13 tháng 10 là ngày Doanh nhân Việt Nam để tôn vinh giới doanh nhân là dấu mốc quan trọng nhắc nhở các doanh nhân Việt Nam nhớ đến vai trò của mình trong quá trình thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội đưa Việt Nam ngày càng phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế. Xây dựng và phát triển văn hoá .