Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các vấn đề về môi trường tự nhiên, xã hội, giáo dục, y tế và tình hình chăm sóc sức khỏe đối với người Mnông TĐC, vùng chịu tác động TĐ Buôn Tua Srah ở huyện Lắk; Đánh giá những NLSK; nhận diện những biến đổi về SK của người Mnông dưới tác động của TĐ Buôn Tua Srah; Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phù hợp để phát triển SKBV cho người Mnông trong điều kiện chịu tác động của TĐ Buôn Tua Srah. | ĐẠI HỌC HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHẠM TRỌNG LƯỢNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI MNÔNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THỦY ĐIỆN BUÔN TUA SRAH Ở HUYỆN LẮK TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành Dân tộc học Mã số 931 03 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC HUẾ - 2019 Công trình được hoàn thành tại Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học . Nguyễn Văn Mạnh Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại - Trung tâm Học liệu Đại học Huế - Thư viện Trường Đại học khoa học - Đại học Huế - Thư viện Trường Đại học Tây Nguyên LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xây dựng các nhà máy thủy điện NMTĐ ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1970 đặc biệt là từ sau đổi mới 1986 đến nay. Đây là kế hoạch chiến lược đảm bảo năng lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa CNH và hiện đại hóa HĐH đất nước. Hàng trăm NMTĐ lớn nhỏ đã được xây dựng. Các nhà khoa học nhà hoạch định chính sách đã đang nghiên cứu và đánh giá những tác động từ các công trình thủy điện CTTĐ và vấn đề này tiếp tục được xem xét cân nhắc có tiếp tục lập các dự án xây dựng nữa không hoặc tìm kiếm các nguồn năng lượng khác thay thế. Tuy nhiên để giải quyết hậu quả từ các dự án đã được thực hiện tìm ra các giải pháp tối ưu là thách thức đối với các nhà khoa học trong lúc cộng đồng người dân chịu ảnh hưởng từ hệ quả các CTTĐ vẫn gánh chịu hằng ngày. Việc người dân thích ứng hoặc cố gắng để thích nghi với môi trường và cuộc sống mới cũng như những yếu tố nào giúp họ phục hồi loại bỏ cản trở sự không ổn định phát triển sinh kế SK cần có hướng tiếp cận thực tế hiệu quả trên cơ sở lý thuyết phù hợp. Sông Sêrêpôk được hợp thành bởi 2 phụ lưu sông Krông Ana và Krông Nô. Trên hệ thống sông Sêrêpôk chúng ta đã xây dựng và vận hành 9 NMTĐ trong đó TĐ Buôn Tua Srah thuộc bậc thứ 2. Thủy điện TĐ Buôn Tua Srah là công trình ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên mà trước hết là người .