Trên thế giới hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, thì sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Sự phân hoá giàu- nghèo đó thể hiện rõ trong từng quốc gia, cũng như giữa các quốc gia. Tình trạng nghèo khổ tồn tại trong mọi xã hội, kể cả ở những nước giàu có nhất thế giới, ở đó hiện có hơn 100 triệu người có mức thu nhập dưới mức nghèo khổ. Những nước nghèo đang tụt lại ngày càng xa. | CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO TRONG MỐI QUAN HỆ DÂN SỐ - NGHÈO ĐÓI - MÔI TRƯỜNG Trần Thu Hiền Ban Tuyên giáo Trung ương I- Quan hệ Dân số - Nghèo đói - Môi trường: Trên thế giới hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, thì sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Sự phân hoá giàu- nghèo đó thể hiện rõ trong từng quốc gia, cũng như giữa các quốc gia. Tình trạng nghèo khổ tồn tại trong mọi xã hội, kể cả ở những nước giàu có nhất thế giới, ở đó hiện có hơn 100 triệu người có mức thu nhập dưới mức nghèo khổ. Những nước nghèo đang tụt lại ngày càng xa ở phía sau. Đói nghèo có thể được định nghĩa là tình trạng thiếu khả năng và điều kiện tham gia của người dân vào cuộc sống của quốc gia nói chung, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế. Có nhiều khái niệm về đói, nghèo và đói nghèo nói chung và cách tính tiờu chớ đói nghèo. Khái niệm Đói ăn- theo Tổng cục Thống kê - là thiếu các khoản để chi phí tối thiểu cho nhu cầu calo của người Việt, khoảng 2100calo/người/ngày; Nghèo nói chung tức là đói ăn và thiếu các khoản chi phí tối thiểu khác. Ngân hàng Thế giới, xem xét khái niệm Nghèo dưới nhiều khía cạnh xã hội khác như vấn đề thiếu cơ hội tiếp cận tài nguyên, cơ hội làm ăn và tăng thu nhập; thiếu năng lực chăm lo sức khoẻ, dinh dưỡng, dịch vụ y tế; các rào cản xã hội như mù chữ, tham nhũng, sự phân biệt đối xử về là những yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp lên đời sống cư dân nghèo. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây đi đôi với quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, đã tạo ra những thách thức không nhỏ cho việc phát triển bền vững môi trường sống. Việc phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp đòi hỏi có những đầu tư lớn về phân bón hoá học, thuốc kích thích tăng trưởng, các loại hoá chất bảo vệ thực vật. Dân số phát triển nhanh trong khi đất đai lại không tăng cùng với tốc độ đô thị hoá mạnh đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ đã tạo ra nhiều mối nguy cơ môi trường tiềm ẩn tới sức khoẻ .