Nối tiếp phần 1, phần 2 của giáo trình "Xử lý số liệu trắc địa" do Đặng Nam Chinh chủ biên tiếp tục trình bày những nội dung về: phân tích thống kê và xấp xỉ hàm; xác định các đặc trưng thống kê của các dãy số liệu quan trắc; khái niệm về phân tích hồi quy; nội suy và các ứng dụng; nội suy theo khoảng cách; nội suy theo hàm đa thức; nội suy Lagrange; nội suy Collocation; nội suy Kriging; Mời các bạn cùng tham khảo! | Chương 2 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ VÀ XẤP XỈ HÀM . DÃY SỐ LIỆU QUAN TRẮC Trong thực tế người ta thường tiến hành đo đạc hoặc quan trắc một đại lượng hay yếu tố nào đó nhiều lần đo góc đo cạnh . hoặc một loại đại lượng hay yếu tố nào đó được phân bố trong không gian đo trọng lực đo cường độ từ trường độ cao bề mặt nào đó hoặc quan trắc đại lượng có tính biến đổi theo thời gian trị đo pha đo khoảng cách giả trong công nghệ GPS giá trị quan trắc lún giá trị quan trắc dịch chuyển biến dạng . . Các số liệu quan trắc đó được gọi chung là dãy số liệu hay bộ số liệu Data Samples . Một đặc điểm chung của đo đạc hay quan trắc là được tiến hành trong cùng điều kiện hoặc không cùng điều kiện bằng thiết bị quan trắc để nhận được các giá trị quan trắc luôn kèm theo sai số. Nếu xét trong không gian các trị đo chỉ có thể được quan trắc tại những vị trí điểm nhất định với số lượng quan trắc là hữu hạn mà không thể quan trắc tất cả vị trí trong không gian đó. Nếu xét theo thời gian các trị quan trắc cũng chỉ có thể thực hiện tại những thời điểm nhất định với tần suất cao hoặc thấp chứ không thể quan trắc trên toàn bộ trục thời gian. Như vậy đặc điểm chung của dãy số liệu quan trắc là tập hợp các số liệu rời rạc. Ký hiệu u là véc tơ tọa độ trong hệ thống tọa độ thường là x y trên một mặt nào đó và ký hiệu z là giá trị đo quan trắc xác định tại vị trí tọa độ u khi đó có thể coi z như là hàm của tọa độ u và được viết là z u . Xử lý dãy số liệu rời rạc không chỉ là nhiệm vụ của ngành trắc địa mà là của nhiều lĩnh vực khác như môi trường địa vật lý địa chất công trình địa chất thủy văn . Để xử lý dãy số liệu quan trắc trước hết phải xác định được một số đặc trưng thống kê của chúng. Đối với dãy số liệu phân bố trong không gian cần phải xác định một số đặc trưng địa thống thống kê Geostatistics như tính chất của dãy số liệu đẳng hướng hay không đẳng hướng phân bố đều hay không đều đặc trưng phân bố của dữ liệu chuẩn hay không chuẩn trị trung bình độ lệch chuẩn mối liên hệ không gian của các