Giáo dục đại học Việt Nam hướng tới nền giáo dục thực chất

Bài viết "Giáo dục đại học Việt Nam hướng tới nền giáo dục thực chất" phân tích những hạn chế của GDĐH Việt Nam trong thời gian qua, đề xuất một số giải pháp để GDĐH Việt Nam hướng tới nền giáo dục thực chất, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo! | GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT TS. Đồng Thị Vân Hồng 1 Tóm tắt Giáo dục đại học GDĐH đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp nguồn nhân lực bậc cao và đóng góp trực tiếp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. GDĐH cần phát huy tốt kết quả của nền giáo dục phổ thông để đào tạo được một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao có các kỹ năng mềm có tư duy sáng tạo và khả năng học tập suốt đời để đáp ứng và thích nghi với sự thay đổi liên tục của thị trường lao động toàn cầu. Trên cơ sở phân tích những hạn chế của GDĐH Việt Nam trong thời gian qua bài viết đề xuất một số giải pháp để GDĐH Việt Nam hướng tới nền giáo dục thực chất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ khóa Hạn chế giáo dục đại học Việt Nam nền giáo dục thực chất giải pháp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện nay trong xu hướng toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế tri thức GDĐH có vai trò chủ đạo trong toàn bộ hệ thống giáo dục của một quốc gia. Trong những năm qua hệ thống GDĐH của Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước thông qua việc mở rộng về quy mô đa dạng hóa các loại hình và ngành nghề đào tạo nâng cao chất lượng và bước đầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế yếu kém GDĐH của Việt Nam cụ thể là chương trình GDĐH chưa gắn kết với thị trường lao động Chất lượng của lực lượng lao động được đào tạo trình độ ĐH vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế thiếu các nghiên cứu khoa học có chất lượng quốc tế từ các cơ sở GDĐH thiếu chính sách tạo động lực hiệu quả đối với đầu tư của xã hội doanh nghiệp cho GDĐH cơ chế tài chính cho giáo dục ở cấp quốc gia lẫn cấp cơ sở chưa hiệu quả và thiếu bền vững 2 . Với tầm nhìn đến năm 2035 hệ thống GDĐH của Việt Nam có khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức tiên phong và dẫn dắt quá trình đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.