Các chỉ số năng lực cạnh tranh đô thị

Bài viết "Các chỉ số năng lực cạnh tranh đô thị" khảo sát và đánh giá một số chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh đô thị những năm qua. Các chỉ tiêu này về cơ bản được hình thành trên khái niệm và một số khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh đô thị, với trọng tâm chủ yếu là vấn đề năng suất, khả năng đổi mới và chất lượng sống của cư dân đô thị. Mời các bạn cùng tham khảo! | RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT CÁC CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐÔ THỊ Bùi Việt Cường Tóm tắt Bài viết khảo sát và đánh giá một số chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh đô thị những năm qua. Các chỉ tiêu này về cơ bản được hình thành trên khái niệm và một số khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh đô thị với trọng tâm chủ yếu là vấn đề năng suất khả năng đổi mới và chất lượng sống của cư dân đô thị. Mặc dù vậy hiện nay các bộ chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh đô thị rất khác nhau về số lượng phạm vi và phương pháp tổng hợp cũng như thiếu vắng nhiều khía cạnh liên quan tới xã hội và môi trường. Vì vậy đây là vấn đề cần lưu tâm trong việc xây dựng mới cũng như mở rộng các bộ chỉ tiêu nêu trên. Từ khóa Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh đô thị Phát triển bền vững đô thị. 1. Năng lực cạnh tranh đô thị Trong những năm qua năng lực cạnh tranh competitiveness là vấn đề được quan tâm và thảo luận trong cả giới học giả và hoạch định chính sách. Trong đó nội dung và cấp độ của năng lực cạnh tranh là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Ở cấp độ vi mô hay doanh nghiệp năng lực cạnh tranh là khả năng của một doanh nghiệp tồn tại phát triển và kiếm lời có tính đến sự cạnh tranh của của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau vì thị phần nguồn lực và trên hết là lợi nhuận do đó khả năng cạnh tranh của chúng tương đối dễ định nghĩa thông qua các chỉ tiêu như thị phần tăng trưởng sản lượng tỷ suất lợi nhuận hay khả năng sáng tạo các sản phẩm hay quy trình sản xuất mới. Chính vì vậy nhiều người cho rằng khái niệm năng lực cạnh tranh xuất phát từ cấp độ doanh nghiệp sau đó mới được vận dụng để áp dụng cho các cấp độ khác Berger 2011 . Chỉ các doanh nghiệp có sản phẩm tốt hơn và hiệu quả hơn mới tồn tại và phát triển trên thị trường. Như vậy đối với các doanh nghiệp cạnh tranh đóng vai trò như một cơ chế chọn lọc. Ngoài ra cạnh tranh còn là cơ chế kích thích các doanh nghiệp cải tiến công nghệ sản xuất và đổi mới sắp xếp

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
65    64    4    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.