Mục đích nghiên cứu đề tài "Quy hoạch khu nhà ở công nhân khu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng gắn với sinh kế bền vững và phát triển cộng đồng" là tạo lập khu nhà ở công nhân, bên cạnh cung cấp nhà ở đạt chuẩn còn tạo ra môi trường sống tốt, để thông qua đó thúc đẩy phát triển năng lực sinh kế bền vững của con người, giúp họ thích ứng với những biến đổi công việc trong tương lai; Tăng cường sự gắn kết, giúp lao động nhập cư hòa nhập xã hội, phát triển cộng đồng mới. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG _ NCS. LÊ LAN HƯƠNG QUY HOẠCH KHU NHÀ Ở CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GẮN VỚI SINH KẾ BỀN VỮNG VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Chuyên ngành Quy hoạch vùng và đô thị Mã số 9580105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÀ NỘI - 2022 Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Người hướng dẫn khoa học TS. Phạm Đình Tuyển TS. Phạm Quỳnh Hương Phản biện 1 GS. TS. Nguyễn Quốc Thông Phản biện 2 TS. Nguyễn Xuân Hinh Phản biện 3 TS. Lê Thị Bích Thuận Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm 2022. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Thư viện Quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài - Tính cấp thiết của đề tài Công nhân các KCN là một trong các đối tượng được thụ hưởng chính sách NOXH. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến tháng 6 2021 cả nước có 288 KCN đã đi vào hoạt động với lao động trực tiếp. Khoảng hơn 60 số lao động KCN tương đương triệu người có nhu cầu về nhà ở. Tuy nhiên tính đến tháng 9 2021 chỉ có 121 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân KCN đã hoàn thành mới bố trí chỗ ở cho khoảng người lao động. Phần lớn công nhân phải sống với điều kiện hạ tầng xã hội kém. Bên cạnh thiếu nhà ở ổn định đạt chuẩn người công nhân gặp phải những khó khăn đa chiều trong cuộc sống. Dự án Theo dõi Nghèo đô thị đã thực hiện phiếu hỏi đo lường 6 chiều thiếu hụt chính theo cảm nhận của công nhân nhập cư tại Hà Nội. Trong đó chi phí cuộc sống cao thiếu hòa nhập xã hội là 2 chiều thiếu hụt được người lao động đánh giá trầm trọng nhất. Theo kết quả điều tra của Viện Công nhân và Công đoàn năm 2016 thời gian làm việc trung bình của công nhân trong KCN chỉ là 7 năm. Việc các nhà máy tìm cách sa thải lao động trên 35 tuổi trở thành một hiện tượng phổ biến. Điều này đặc biệt đáng quan tâm trong bối cảnh tác động của Cách mạng với sự gia tăng tự động hóa trong các dây chuyền sản