Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh" được thực hiện với mục đích tìm hiểu, nghiên cứu, hệ thống hoá các quan điểm khác nhau về vẽ đề tài và phương pháp dạy vẽ tranh đề tài ở trường THCS. Qua đó xác định một phương pháp tốt để định hướng cho học sinh. | Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh I. PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Mỹ thuật gắn liền với cuộc sống con người. Dạy mỹ thuật trong nhà trường THCS là một yêu cầu rất quan trọng trong chương trình đào tạo. Mỹ thuật cùng các môn học khác góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Vẽ tranh ở THCS là một phân môn trong bộ môn mỹ thuật có tính tổng hợp nhiều môn học như Vẽ theo mẫu mầu sắc phương pháp sắp xếp hình mảng đậm nhạt nhằm ghi lại tạo lên hình ảnh của một phong cảnh sinh hoạt hoặc nêu lên một vấn đề trong cuộc sống. Các em học sinh THCS đã có tư duy hơn học sinh Tiểu học mẫu giáo các em đã biết quan sát xung quanh và thể hiện được tranh vẽ theo đề tài cho trước. Đặc biệt lứa tuổi các em rất thích học hỏi và có ấn tượng mạnh với một phong cảnh đẹp với những cảnh sinh hoạt gần gũi với các em là Học tập gia đình vui chơi lao động với những người thân bên cạnh các em. Vẽ tranh đề tài trong trường THCS giúp học sinh thể hiện được những nhận thức cái đẹp của thế giới khách quan trên tranh vẽ bằng đường nét mầu sắc và cảm xúc của bản thân. Qua đó hình thành ở các em thị hiếu thẩm mỹ và cảm quan thẩm mỹ. Thực tế trong trường THCS học sinh vẽ tranh đề tài có nhiều cách khác nhau. Trong đó nổi bật là hai cách Vẽ theo cảm nhận của bản thân có sáng tạo và vẽ bắt trước người lớn tranh truyện. Trong khi đó một số giáo viên hiểu chưa sâu sắc về cách nhìn nhận đanh giá tranh của học sinh. Do những đặc điểm trên tôi mạnh dạn đưa ra môti vài ý kiến để học sinh THCS vẽ tranh đề tài được tốt hơn. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Ngô Thị Thu Huyền THCS Mạo Khê II 1 Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh Đề tài viết ra khi áp dụng vào giảng dạy sẽ giải quyết được những vấn đề sau Định hướng cho học sinh vẽ tranh theo suy nghĩ cảm nhận của bản thân và có sáng tạo. Xoá bỏ tình trạng học sinh vẽ tranh theo kiểu bắt chước giáo viên hay một tranh nào đó trong sách báo truyện tranh Định hướng cho một số giáo viên có cách nhìn nhận đánh giá tranh của học .