Định hướng chính sách phát triển các thành phần kinh tế Việt Nam: Phần 2

Cuốn sách "Các thành phần kinh tế Việt Nam - Vấn đề và định hướng chính sách" bao gồm nhiều bài viết đã phân tích, gợi mở các vấn đề, kiến nghị các giải pháp thiết thực và toàn diện, nhằm củng cố, nâng cao năng lực phản ứng chính sách, vượt qua những định kiến và thách thức mới, tạo đột phá thể chế, cải thiện môi trường đầu tư theo hướng bình đẳng và lành mạnh, phát huy hiệu quả mọi nguồn lực và tiềm năng kinh tế theo yêu cầu phát triển bền vững và nâng cao vị thế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo phần 2 cuốn sách. | Phần II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM XU HƯỚNG VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM SAU HƠN 30 NĂM ĐỔI MỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TS. Lê Minh Nghĩa 1. Mở đầu Quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có thể được khái quát trong một loạt các bước chuyển cả về lý luận và thực tiễn qua hơn 30 năm đổi mới như sau - Thứ nhất bước chuyển từ sản xuất theo mô hình kinh tế hiện vật phi thị trường sang sản xuất theo mô hình kinh tế hàng hóa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách. Trong đó nhận thức về bản chất kinh tế thị trường và nội hàm của tính định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định và ngày càng cụ thể hóa qua các kỳ đại hội Đảng đã thực sự trở thành nhận thức lý luận có sức sáng tạo không chỉ làm sáng rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà còn là sự bổ sung cho kho tàng lý luận về chủ nghĩa xã hội. Hội đồng Lý luận Trung ương. 181 - Thứ hai bước chuyển từ đơn sở hữu với sự phân biệt đối xử sang đa sở hữu đa thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh bình đẳng trước pháp luật. Có thể nói bước chuyển đổi này thực sự là khâu đột phá trong nhận thức lý luận kinh tế tạo động lực cho công cuộc đổi mới. - Thứ ba bước chuyển từ quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho con người ỷ lại thụ động sang quản lý theo cơ chế thị trường đòi hỏi tính năng động sáng tạo tự chủ tự chịu trách nhiệm của con người. - Thứ tư bước chuyển từ phân phối bình quân cào bằng không thừa nhận đến thừa nhận đa dạng hóa hình thức phân phối mà phân phối theo lao động là chủ yếu gắn với phân phối theo vốn tài sản. - Thứ năm bước chuyển từ không chấp nhận bóc lột không chấp nhận phân hóa giàu nghèo sang chấp nhận bóc lột chấp nhận phân hóa giàu nghèo ở mức độ nhất định. - Thứ sáu bước chuyển từ quan điểm đảng viên không được làm kinh tế tư nhân sang .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.