Những mô hình hợp tác liên kết trong sản xuất gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy

Bài viết "Những mô hình hợp tác liên kết trong sản xuất gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy" là một phần của đề tài “Nghiên cứu chính sách phát triển thị trường gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy và gỗ ván nhân tạo” được thực hiện tại Huyện Thanh Sơn để nghiên cứu tác động của một chính sách tới tình hình sản xuất gỗ nguyên liệu và chỉ ra một số mô hình hợp tác liên kết nhằm khắc phục sự manh mún trong sản xuất gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy. | Những mô hình hợp tác liên kết trong sản xuất gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy Nguyễn Thị Lai Hoàng Liên Sơn ng nh Kh i Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tiến trình hội nhập kinh tế thế giới là một thách thức lớn đối với hầu hết các ngành sản xuất của nước ta trong đó tăng cường sức cạnh tranh của ngành giấy chuẩn bị hội nhập là một ưu tiên cấp bách. Một trong những khâu giúp cho sản xuất giấy có lãi là bài toán của nguyên liệu đầu vào sao cho giảm được giá gỗ nguyên liệu tại cổng nhà máy nhưng phải bảo đảm lợi ích kinh tế cho người trồng rừng. Vì thế ngành giấy và ngành lâm nghiệp ngành sản xuất ra các loại cây nguyên liệu cho sản xuất bột giấy và ván nhân tạo cần phải nhìn nhận một cách đầy đủ hơn cho chiến lược phát triển gỗ nguyên liệu GNL cho công nghiệp giấy và ván nhân tạo từ công nghệ đến chính sách. Bài viết này là một phần của đề tài Nghiên cứu chính sách phát triển thị trường gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy và gỗ ván nhân tạo được thực hiện tại Huyện Thanh Sơn để nghiên cứu tác động của một chính sách tới tình hình sản xuất GNL và chỉ ra một số mô hình hợp tác liên kết nhằm khắc phục sự manh mún trong sản xuất gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy. 1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và giao đất nông - lâm nghiệp Địa điểm nghiên cứu đựơc lựa chọn là huyện Thanh Sơn huyện được đánh giá có tiềm năng lớn nhất cho sản xuất GNL của tỉnh Phú Thọ. Các lâm trường trồng rừng GNL hoạt động trên địa bàn 40 xã và nằm dọc theo tuyển quốc lộ 32 a - 32 b và tỉnh lộ 316 tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc. Trình độ dân trí của các vùng phát triển không đồng đều có 25 dân tộc sinh sống trong đó chủ yếu là người dân tộc Mường Kinh Dao. Theo báo cáo đánh giá công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng GCNQSD đất nông nghiệp lâm nghiệp và đất ở cho các hộ gia đình thì Thanh Sơn là một huyện làm tốt công tác này được thể hiện ở biểu sau Biểu 1 Kết quả giao đất và cấp GCNQSDĐ của huyện Thanh Sơn Loại đất Số HGĐ được cấp GCNQSDĐ Diện tích cần

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.