Nhiệm vụ và đối tượng của sức bền vật liệu | Sức BỂN VẬT LIỆU Mục đích của môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về việc tính toán thiết kế các chi tiết máy kết cấu công trình. Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM cơ BẢN I. NHIỆM vụ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA sức BEN VẬT LIỆU 1. Nhiệm vụ Tính toán về độ bền độ cứng và độ ổn định của các bộ phận công trình hoặc các chi tiết máy. Khi thiết kế các bộ phận công trình hoặc các chi tiết máy ta phải thoả mãn các điều kiện sau - Chi tiết không bị phá hỏng hay đảm bảo điều kiện bền. - Độ biến dạng của chi tiết không vượt quá mức độ cho phép hay đảm bảo điều kiện cứng. - Chi tiết luôn giữ được hình dáng ban đầu hay đảm bảo điều kiện Ổn định. 2. Đối tượng nghiên cứu Vật rắn biến dạng về vật liệu là các vật thể có tính đàn hồi tuyệt đối về mặt hình học chủ yếu là các thanh. Ngoài ra các dạng khác như tấm vỏ ống dày đĩa . Thông thường xét một trong ba cấu hình sau Khối hình Tấm và vỏ hình Thanh hình F - diện tích mặt cắt ngang Hĩnh 1 II. MỘT số GIẢ thuyết cơ bản ve vật liệu 1. Giả thuyết vể sự liên tục đổng nhất và đẳng hướng Dưới tác dụng của ngoại lực mọi vật rắn thực đều bị biến dạng nghĩa là biến đổi hình dạng và kích thước đó là vì ngoại lực làm thay đổi vị trí tương đối vốn có giữa các phân tử cấu tạo nên vật rắn ấy. Tính liên tục vật rắn được gọi là liên tục nếu mỗi phân tố bé tuỳ ý của nó đều chứa vô số chất điểm sao cho trong vật thể không có lỗ rỗng. Tính đồng nhất có nghĩa là tại mọi điểm trong vật thể vật liệu có tính chất lý - hoá như nhau. Tính đẳng hướng là tính chất cơ - lý của vật liệu theo mọi phương đều như nhau. 2. Giả thuyết về sự đàn hổi biến dạng và chuyển vị bé Vật rắn được gọi là đàn hồi hay rõ hơn đàn hồi tuyệt đối nếu cố khả năng phục hồi hoàn toàn hình dạng và kích thước vốn cố sau khi ngoại lực thôi tác dụng biến dạng được khôi phục hoàn toàn sau khi hết ngoại lực được gọi là biến dạng đàn hồi. Vật đàn hổi tuyến tính là vật mà biến dạng là đàn hổi và tỉ lệ bậc nhất với nội lực. Những vật đàn hổi khác được gọi là vật đàn hồi