Sáng kiến kinh nghiệm đề tài "Một số phương pháp về dạy tác phẩm ký hiện đại Việt Nam (trong chương trình Ngữ văn 12 ban cơ bản)" nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, ngành giáo dục đã có những bước tiến khả quan trong cải cách giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ở các cấp phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo. | Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc. Tuy nhiên các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu. Vì vậy trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá hiện nay, mỗi thầy cô giáo phải nghiên cứu tìm tồi phương pháp kỹ thuật tối ưu nhất cho phù hợp với từng bài dạy ở trên lớp. Sáng kiến “ Một số phương pháp cho việc dạy tác phẩm kí hiện đại Việt Nam” (trong chương trình Ngữ văn 12 cơ bản) đã đem lại hiệu quả cho bản thân tôi. Sau tiết dạy thực nghiệm “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) tôi nhận thấy giờ học văn không còn là sự truyền đạt kiến thức thụ động một chiều với những lời giảng, lời bình miên man của thầy cô giáo nữa, ngược lại học sinh được thực hiện các hoạt động học để chủ động khám phá tri thức. Thầy cô giáo đưa ra các phương pháp, giải pháp để dẫn dắt học sinh đến với tác phẩm văn học một cách tự nhiên, đó cũng là cách thầy cô rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập và theo nhóm, nâng cao năng lực giao tiếp, phát huy khả năng sáng tạo tư duy cho học sinh.