Seminar trao đổi học thuật: Bảo tồn Di sản Kiến trúc – Đô thị

Việc phổ biến kiến thức về bảo tồn di sản có thể giúp thay đổi nhận thức của những người có thẩm quyền, các chủ đầu tư hay chủ di sản về giá trị của các công trình kiến trúc cổ, đồng thời giúp giảm bớt những sai lầm trong quá trình thực hiện các dự án bảo tồn các di sản kiến trúc – đô thị. chi tiết nội dung bài viết. | Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh Trung tâm Nghiên cứu Phát triển SEMINAR TRAO ĐỔI HỌC THUẬT BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC – ĐÔ THỊ Người trình bày: PGS. TS. KTS. Trần Văn Khải1 Ngày: 27/05/2016 TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN Chia sẻ với các khách mời về bất cập ở Việt Nam hiện nay trong sự nghiệp bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị, PGS. TS. KTS. Trần Văn Khải cho biết mặc dù các lý luận về bảo tồn di sản đã được các quốc gia, các tổ chức quốc tế hoàn thiện từ lâu, nhưng Việt Nam vẫn còn rất lúng túng. Trong nhiều dự án bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị, người dân đã từ chối danh hiệu Di sản văn hóa Quốc gia và lại còn nhiều di sản kiến trúc đã không thể bảo tồn. . Trần Văn Khải bắt đầu phần trình bày với khái niệm về bảo tồn di sản dựa trên định nghĩa của từ điển Oxford về kiến trúc và khái niệm được đưa ra bởi tổ chức English Heritage. Theo đó, bảo tồn có thể được hiểu là làm sao duy trì sự tồn tại của các di sản với các đặc điểm nguyên gốc (authencity), chứ không chỉ nói đến việc giữ lại các di sản. Ngay từ thời đế chế La Mã, các điều luật về bảo tồn di sản văn hóa đã được ban hành, lên danh sách, xếp hạng các di sản văn hóa. Ở Italia, Luật Bảo tồn di sản năm 1939 đã đặt toàn bộ di sản kiến trúc và nghệ thuật dưới sự giám sát của nhà nước, bất chấp đó là tài sản tư nhân hay công cộng. UNESCO cũng đã lập cơ quan chuyên trách về Di sản Văn hóa là ICOMOS, ra Công ước ATHENS 1931 và Hiến chương VENICE 1964 1 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 1 Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh Trung tâm Nghiên cứu Phát triển hướng dẫn nguyên tắc Bảo tồn Di sản văn hóa giữ gìn đặc điểm nguyên gốc. Tại Nhật Bản, luật bảo vệ đền chùa được ban hành vào 1897 và sau đó mở rộng phạm vi ra các công trình khác vào 1919 và 1929. Người Nhật có cách nhìn khác, họ bắt các thế hệ sau phải tháo dỡ, trùng tu thay thế các bộ phận bị hư hỏng để làm cho thế hệ sau nắm vững và có thể bảo tồn công nghệ xây dựng của các thế hệ trước. Từ đó, UNESCO đã ban hành Văn kiện NARA 1994 chấp nhận các quan điểm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
5    57    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.